Tại buổi làm việc, 2 địa phương đã giới thiệu những thông tin về sản phẩm cây có múitrên địa bàn, đồng thời quảng bá những lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm cam.
Sản phẩm cam Vinh của Nghệ An chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng trong nhiều năm qua. Đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chỉ dẫn địa lý tại nhiều địa phương: Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương... Sản phẩm cam Vinh đã được dán tem truy xuất nguồn gốc trước khi bán ra thị trường.
Báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang cho biết, hiện nay tỉnh Hà Giang có diện tích cam sành đạt hơn 6.849 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch trên 5.495 ha; sản lượng cam sành hàng năm đạt trên 63 nghìn tấn, đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ cấp chỉ dẫn địa lý năm 2016.
Cam sành là một trong những sản phẩm đặc sản của Hà Giang.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Hà Thị Minh Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang mong muốn tỉnh Nghệ An quan tâm, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm cam sành của địa phương, trong niên vụ 2020 - 2021, với sản lượng dự kiến khoảng 5.000 tấn, thông qua các hoạt động: Phối hợp, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ, xúc tiến quảng bá các sản phẩm nông sản mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể của tỉnh Hà Giang tại thị trường tỉnh Nghệ An và ngược lại.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh cho biết, tỉnh Nghệ An đã ban hành Đề án phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh; Bên cạnh gắn đó tỉnh cũng gắn các sản phẩm nông nghiệp với sản phẩm du lịch… Đặc biệt, Nghệ An có dân số đông, nên việc tiêu thụ sản phẩmdễ dàng hơn.
Đối với các kiến nghị của tỉnh Hà Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tinh Lê Hồng Vinh cho biết tỉnh Nghệ An có thể liên kết tiêu thụ cam sành và các sản phẩm khác; đề nghị hai tỉnh cùng liên kết với các doanh nghiệp để trao đổi các sản phẩm nông nghiệp và trước mắt là ký kết các biên bản hợp tác trong phối hợp tiêu thụ sản phẩm cam sành...