Theo kịch bản tăng trưởng lĩnh vực đầu tư của Nghệ An, năm 2020, tỉnh phấn đấu đạt tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn khoảng 84.000 - 85.000 tỷ đồng.
Thứ hai, hợp tác với các nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp trên địa bàn như Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An, Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 và Khu Công nghiệp Hoàng Mai 1 trong hoạt động xúc tiến, quảng bá cơ hội hợp tác đầu tư vào các khu công nghiệp...
Thứ ba, chỉ đạo và hỗ trợ, tạo điều kiện để sớm đưa Trung tâm hành chính công đi vào vận hành, hoạt động ổn định và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức thực thi; tăng tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hẹn tại các cơ quan, đơn vị; Tăng cường thanh tra công vụ thường xuyên đối với việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết các thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư. Kiên quyết xử lý, thay thế, luân chuyển những cán bộ, công chức trì trệ, gây khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu.
Thứ tư, triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Nghệ An từ năm 2020. Rà soát, sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư vào tỉnh Nghệ An trong trường hợp các Luật sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp được thông qua...
Thứ năm, chỉ đạo, đôn đốc triển khai và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các dự của nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm. Tập trung xử lý vướng mắc trong hồ sơ, thủ tục, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm.
Thứ sáu, tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội. Trước mắt tập trung nguồn lực để lựa chọn đầu tư các hạ tầng thiết yếu tại Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp tập trung theo hướng đầu tư phục vụ thu hút đầu tư. Khai thác tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.