Đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Xuân Hoàng Đường Hồ Chí Minh đi qua Nghệ An hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2007. Từ trước đến nay, các địa phương dọc đường Hồ Chí Minh đã phát triển kinh tế trên các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ ...
Tuy nhiên sự phát triển của các lĩnh vực này thiếu tính bền vững; thiếu sự liên kết, hỗ trợ sản xuất giữa các địa phương trong vùng, giữa doanh nghiệp với người dân; mối liên kết theo chuỗi giá trị giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ còn yếu; một số chủ trương, cơ chế, chính sách của nhà nước chậm được cụ thể hóa...
Đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn 5 huyện của Nghệ An gồm: Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa, huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, và Thanh Chương, với chiều dài 132 km. Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng hơn 320.963 ha, chiếm 19,47% tổng diện tích toàn tỉnh.
Từ khi đường Hồ Chí Minh được nâng cấp, người dân các địa phương hai bên tuyến đường này có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế. Trong ảnh: Người dân xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ sản xuất giống cây lâm nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Hoàng Với mục tiêu phát huy lợi thế tiềm năng của vùng để phát triển sản xuất nông sản hàng hóa lớn theo hướng ứng dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến tạo cực tăng trưởng cho sản xuất nông nghiệp chung của toàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp các huyện vùng dọc đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, trong giai đoạn 2019 - 2025, Nhà nước sẽ đầu tư trên 11.000 tỷ đồng để thực hiện đề án.
Đường Hồ Chí Minh chạy qua 5 huyện, thị xã của tỉnh Nghệ An. Đồ họa: Lâm Tùng Các lĩnh vực phát triển kinh tế vùng đường Hồ Chí Minh được xác định theo các ngành, lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến nông lâm sản và định hướng phát triển các loại hình kinh tế khác. Ngoài ra, đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đặc biệt, trên địa bàn 5 huyện, thị xã, sẽ được ưu tiên đầu tư thực hiện 31 dự án phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến và phát triển du lịch sinh thái.
Danh mục các dự án:
31 dự án được ưu tiên đầu tư trên vùng đường Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2019 - 2030. Theo đề án của Quyết định số 3626/QĐ-UBND ngày 16/9/2019 của UBND tỉnh, tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của vùng, giai đoạn 2019 - 2030 là hơn 26.492 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2019 - 2025 là hơn 11.136 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2030 là hơn 15.356 tỷ đồng.