Nguyên nhân do đây là các doanh nghiệp công ích hoạt động trên địa bàn rộng, cơ sở vật chất trang thiết bị xuống cấp, công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp nên sức hấp dẫn với nhà đầu tư không cao.
Theo ông Nguyễn Ngọc Đức- Phó Giám đốc Sở Tài chính cho biết: hàng năm Sở Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng quy định của Trung ương, của tỉnh.
Tuy nhiên, ông Đức cho rằng, nhà nước cần nghiên cứu, ban hành hoàn thành cơ chế quản lý, giám sát chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Ông Trần Minh Sửu - đại diện Kiểm toán Nhà nước khu vực II cho rằng sau cổ phần hóa vấn đề quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nhất là nợ phải thu. Doanh nghiệp phải chủ động trong việc xử lý nợ, phân loại nợ.
"Ở tỉnh chủ yếu doanh nghiệp công ích hoạt động theo giá dịch vụ nhà nước quy định, vốn doanh nghiệp phụ thuộc ngân sách, sản phẩm không có tính cạnh tranh. Vì vậy, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh quản lý vốn nhà nước, nhất là vốn tạm ứng cũng như khả năng thu hồi” - ông Sửu đề nghị.
Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Ngọc Đức cho biết thêm: Theo quy trình cổ phần hóa, khâu xác định giá trị tài sản, các doanh nghiệp thuê đơn vị tư vấn.
Đây là cơ quan thẩm định giá độc lập, thu phí và chịu trách nhiệm về thẩm định giá. Toàn bộ quy trình và các phương án cổ phần hóa doanh nghiệp ở Nghệ An đảm bảo quy trình của nhà nước.
Kết luận cuộc làm việc, ông Nguyễn Thanh Hiền - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đánh giá, với trách nhiệm được giao, Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các hướng dẫn cơ sở quy trình thực hiện theo đúng quy định của Trung ương, của tỉnh.
Liên quan đến kiến nghị của Sở Tài chính về những tồn tại, bất cập, vướng mắc, đoàn ĐBQH tiếp thu, kiến nghị với UBND tỉnh, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.