Với mục tiêu truyền tải các nội dung chính sách chi trả DVMTR của Nhà nước tới tận người dân,... Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tổ chức các Hội nghị tập huấn thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn 12 xã của 3 huyện là Quế Phong, Kỳ Sơn và Con Cuông.
Tham gia hội nghị này có đại diện chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn/bản, UBND xã và tổ chức chi trả cấp huyện (Hạt Kiểm lâm); Các lực lượng, tổ chức xã hội, nhóm hộ và cộng đồng thôn/bản nhận khoán bảo vệ rừng; Các đơn vị đối tác thực hiện chi trả DVMTR qua tài khoản ngân hàng và giao dịch thanh toán điện tử khác.
Tại hội nghị, lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng giới thiệu những nội dung chính của việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR gồm: Phổ biến một số nội dung quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng theo Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP; Triển khai công tác chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng hoặc các giao dịch thanh toán điện tử khác; Hướng dẫn quản lý sử dụng tiền DVMTR tại cộng đồng, nhóm hộ.
Tuy nhiên, để giảm bớt những khó khăn và đảm bảo tính công khai minh bạch, an toàn, giảm chi phí quản lý, rút ngắn thời gian thanh toán trong công tác chi trả tiền DVMTR cho người dân tham gia bảo vệ rừng, Nghệ An đã thực hiện chi trả tiền DVMTR thông qua hệ thống ngân hàng hoặc các giao dịch thanh toán điện tử khác, hệ thống Bưu chính từ năm 2018.
Năm 2019, Quỹ Bảo vệ rừng và Phát triển rừng tỉnh sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm từ các địa phương thực hiện thí điểm, qua đó Quỹ tỉnh lựa chọn hình thức chi trả phù hợp với thực tế tại địa phương và sẽ cùng với một số đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện công tác chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng hoặc các giao dịch điện tử khác, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đảm bảo có hiệu quả nhất.
Đây là việc làm thiết thực, kịp thời, góp phần thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và giúp người dân tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng cao chất lượng trong quản lý và sử dụng tiền DVMTR.