Cụ thể, ngân sách địa phương hỗ trợ cho hoạt động khuyến công là 53,7 tỷ đồng (giai đoạn 2002 - 2005, mỗi năm 2 tỷ đồng, giai đoạn 2006 tăng lên 3 tỷ đồng, giai đoạn 2007 - 2016 mỗi năm 4 tỷ đồng, giai đoạn 2017 - 2018, mỗi năm 4,5 tỷ đồng).
Ngân sách trung ương hỗ trợ 16,3 tỷ đồng (bình quân 1,16 tỷ đồng/năm).
Các nội dung hỗ trợ chủ yếu là: Đầu tư đổi mới dây chuyền thiết bị sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ đầu tư công dụng cụ sản xuất cho các làng nghề, làng có nghề; hỗ trợ cho các làng nghề được UBND tỉnh công nhận; tuyên truyền phổ biến cơ chế, chính sách pháp luật về phát triển CN, tiểu thủ CN và xây dựng làng nghề…
Ông Hoàng Văn Tám - Giám đốc Sở Công Thương khẳng định: Hoạt động khuyến công trong những năm qua đã hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất khai thác nguồn nguyên liệu hiện có, thúc đẩy sản xuất, đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ; tạo nên giá trị sản xuất chung của ngành, tạo sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa; Huy động các nguồn lực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất CN, góp phần vào thúc đẩy CN, tiểu thủ CN, xây dựng làng nghề phát triển.
Nhằm nâng cao chất lượng công tác khuyến công, thời gian tới, ngành Công Thương Nghệ An tập trung vào các giải pháp: Tăng cường nguồn kinh phí huy động, lồng ghép khác ngoài nguồn khuyến công; xây dựng có trọng tâm, trọng điểm kế hoạch thực hiện các đề án khuyến công theo chuỗi giá trị, tạo động lực cho DN thực hiện liên tục và đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển...