Theo Defense News, dù đã bị Nga loại bỏ trong chương trình mua sắm nhưng nhà sản xuất KBSAT vẫn giới thiệu SR-10 với hi vọng giành được khách hàng nước ngoài.

Nhận định này của tạp chí Mỹ được đưa ra khi hãng thông tấn Sputnik công khai những thành tựu của ngành sản xuất quốc phòng Nga, trong đó có máy bay cánh ngược SR-10 có thiết kế tương tự chiếc Su-47 trước đây của Liên Xô.

Theo Defense News, lần đầu tiên tại Nga, một hãng chế tạo tư nhân đã tạo ra một thiết kế máy bay có thể cạnh tranh được với những dòng máy bay thuộc các cục thiết kế hàng không nhà nước.

Theo nguồn tin này, Văn phòng thiết kế KBSAT đơn vị phát triển SR-10 đã không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào từ chính phủ nhưng họ vẫn có thể cho ra mắt nguyên mẫu đầu tiên của máy bay SR-10, và thậm chí là dòng máy bay này có thể được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2018.

image_7232752.jpgMáy bay SR-10.

Hiện nay, KB SAT đang có tham vọng đưa máy bay SR-10 cạnh tranh với các dòng máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-152 và Yak-130 trong Không quân Nga.

Maxim Mironov – Giám đốc cục thiết kế công nghệ hàng không tiên tiến cho biết trong một cuộc phỏng vấn với AviaPort: "Lực lượng Không quân Nga đang cần một máy bay huấn luyện phản lực đơn giản hơn và không có chi phí tốn kém để thay thế phi đội L-39. Do đó dự án SR-10 thu hút sự chú ý đặc biệt từ Bộ Quốc phòng Nga”.

Nhà sản xuất của SR-10 hy vọng, Không quân Nga sẽ dành sự quan tâm tương xứng đối với SR-10 và lực lượng không quân nước này có thể lần đầu tiên trong lịch sử của mình sử dụng một mẫu máy bay do một công ty tư nhân chế tạo mà không có sự hỗ trợ từ chính phủ.

Nguồn tin từ Defense News cho biết, hiện nay máy bay SR-10 đang thu hút được sự quan tâm từ Không quân một số nước đang dùng máy bay L-39. Tiềm năng xuất khẩu của dòng máy bay huấn luyện phản lực này sẽ là rất lớn ước tính khoảng 200 chiếc.

Trong khi đơn vị phát triển KBSAT hy vọng một tương lai xán lạn cho dòng máy bay SR-10 thì tại nước Nga, máy bay này đã bị bỏ rơi không thương tiếc trong gói mua sắm máy bay huấn luyện cho Không quân trước dòng Yak-152.

Hiện tại, Không quân Nga sử dụng số lượng lớn máy bay Yak-130 và số một lượng nhỏ máy bay L-39 làm chiến đấu cơ huấn luyện. Yak-130 cũng được xuất khẩu nước ngoài và đây là loại máy bay huấn luyện kiêm tấn công hạng nhẹ khi nó mang được nhiều vũ khí khác nhau.

Theo giới thiệu của KBSAT, máy bay SR-10 có tóc độ cận âm, một động cơ, vỏ ngoài được chế tạo bằng vật liệu composite, có 2 ghế ngồi và cơ chế cánh ngược đặc biệt.

Trọng tải cất cánh tối đa của nó là 2.700 kg và có thể sử dụng động cơ AI-25TLSh từ thời Liên-xô hay loại AL-55 chạy nhiên liệu khí đốt mới của Nga. SR-10 được thiết kế để bay tối đa 1.500 km với vận tốc cao nhất là 900 km/h và trần bay 6.000 m.

KBSAT bắt đầu phát triển máy bay SR-10 từ năm 2007. Nguyên mẫu ban đầu được trình làng tại triển lãm MAKS-2009, tuy nhiên, những năm sau đó, dự án đã gặp vấn đề về tài chính và bị chậm lại một thời gian.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN