Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về đà phục hồi kinh tế thế giới trong bối cảnh hàng loạt hội nghị kinh tế dự kiến diễn ra từ đầu tháng 11-2011 và duy trì mối quan hệ song phương tích cực.
Thứ trưởng ngoại giao Mỹ William Burns (bìa trái) gặp gỡ Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại Bắc Kinh ngày 28-10 - Ảnh: Reuters
Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Thứ trưởng ngoại giao William Burns đã kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh kéo dài từ ngày 26 đến 29-10 để trao đổi về nhiều vấn đề toàn cầu và khu vực. Hai nước đã thảo luận về ưu tiên cho các sự kiện quốc tế sắp tới: Hội nghị cấp cao các nước G20 tại Cannes (Pháp) dự kiến diễn ra tuần này, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Hawaii (Mỹ), Hội nghị cấp cao Đông Á và Hội nghị cấp cao ASEAN tại Bali (Indonesia) vào tháng 11.
Một trong những trọng tâm thảo luận là “tầm quan trọng của những nỗ lực từ Trung Quốc và Mỹ nhằm thúc đẩy sự hồi phục kinh tế toàn cầu và phát triển cân bằng cũng như sự phát triển, ổn định và an ninh tại châu Á”. Lãnh đạo ngoại giao hai nước cũng đề cập đến các thách thức khu vực và quốc tế như Afghanistan, bán đảo Triều Tiên, Iran và Trung Đông, tranh chấp tại khu vực biển Đông.
Hai bên nhất trí tầm quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ song phương tích cực và đưa ra các biện pháp để hai nước có thể xây dựng sự tin cậy chiến lược, tránh hiểu lầm. “Quan hệ Trung - Mỹ đang bước vào giai đoạn phát triển quan trọng và quyết định”, Tân Hoa xã dẫn lời Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc tuyên bố.
Chuyến công du của ông William Burns là một trong hàng loạt chuyến đi con thoi của các quan chức Mỹ như cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon, Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến các nước châu Á trong tháng qua.
Các chuyến công du diễn ra đồng thời với việc chính quyền của Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ tiếp tục và tăng cường sự hiện diện ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trên tạp chí Foreign Policy, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton viết: “Khi cuộc chiến ở Iraq hạ nhiệt và Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, nước Mỹ đang đứng ở điểm chốt xoay. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong thập kỷ tới là tăng cường về cơ bản đầu tư cho ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những yếu tố khác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nhân tố chính chèo lái nền chính trị thế giới”.
Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Thứ trưởng ngoại giao William Burns đã kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh kéo dài từ ngày 26 đến 29-10 để trao đổi về nhiều vấn đề toàn cầu và khu vực. Hai nước đã thảo luận về ưu tiên cho các sự kiện quốc tế sắp tới: Hội nghị cấp cao các nước G20 tại Cannes (Pháp) dự kiến diễn ra tuần này, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Hawaii (Mỹ), Hội nghị cấp cao Đông Á và Hội nghị cấp cao ASEAN tại Bali (Indonesia) vào tháng 11.
Một trong những trọng tâm thảo luận là “tầm quan trọng của những nỗ lực từ Trung Quốc và Mỹ nhằm thúc đẩy sự hồi phục kinh tế toàn cầu và phát triển cân bằng cũng như sự phát triển, ổn định và an ninh tại châu Á”. Lãnh đạo ngoại giao hai nước cũng đề cập đến các thách thức khu vực và quốc tế như Afghanistan, bán đảo Triều Tiên, Iran và Trung Đông, tranh chấp tại khu vực biển Đông.
Hai bên nhất trí tầm quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ song phương tích cực và đưa ra các biện pháp để hai nước có thể xây dựng sự tin cậy chiến lược, tránh hiểu lầm. “Quan hệ Trung - Mỹ đang bước vào giai đoạn phát triển quan trọng và quyết định”, Tân Hoa xã dẫn lời Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc tuyên bố.
Chuyến công du của ông William Burns là một trong hàng loạt chuyến đi con thoi của các quan chức Mỹ như cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon, Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến các nước châu Á trong tháng qua.
Các chuyến công du diễn ra đồng thời với việc chính quyền của Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ tiếp tục và tăng cường sự hiện diện ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trên tạp chí Foreign Policy, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton viết: “Khi cuộc chiến ở Iraq hạ nhiệt và Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, nước Mỹ đang đứng ở điểm chốt xoay. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong thập kỷ tới là tăng cường về cơ bản đầu tư cho ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những yếu tố khác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nhân tố chính chèo lái nền chính trị thế giới”.
(Theo Tuổi trẻ)