Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra lời cáo buộc đối với Iran trong bản khảo sát hàng năm, vốn trước đây đã từng nêu tên Iran như một nước hàng đầu về bảo trợ khủng bố. 6 nước mà sự can thiệp của Iran– một cách công khai hoặc theo kiểu ủy nhiệm – được cho là đang làm khuấy động xung đột và khủng bố gồm: Lebanon, Syria, Iraq, Yemen, Bahrain và Afghanistan.

173726-1.jpgĐoàn xe của những kẻ khủng bố IS khi tiến vào Tel Abyad, miền Bắc Syria. Ảnh: AP

Tuy nhiên, năm 2018 chứng kiến sự thay đổi lớn ở nhiều khu vực của Trung Đông. Cuộc chiến Syria dường như đang hạ nhiệt dần, cuộc bầu cử Iraq chứng kiến sự nổi lên của nhà lãnh đạo Muqtada al-Sadr - một người chống Mỹ trước đây. Trước thềm cuộc bầu cử, ông Muqtada al-Sadr được truyền thông phương Tây mô tả là nhiều khả năng giành chiến thắng trước ứng cử viên chống Iran, và sau bầu cử được cho là sẽ thành lập một chính phủ ủng hộ Iran.

Lebanon hay Bahrain không có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, Afghanistan thì vẫn bất ổn sau khi lực lượng Mỹ tại đây tăng cường chiến dịch dội bom nhiều hơn bao giờ hết kể từ năm 2009.

Nhưng ở Yemen, cuộc xung đột chỉ ngày càng tồi tệ thêm, ngày càng nhiều dân thường bị sát hại bởi những quả bom do Mỹ sản xuất, mà liên quân Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trút xuống.

Nếu đọc báo chí phương Tây, sẽ khó có thể tìm ra sự thật giữa những điều bịa đặt. Liệu ông al-Sads ủng hộ hay chống Iran? Liệu Iran có thực sự hỗ trợ Houthi ở Yemen? Ông Mohammad Marandi chuyên gia nghiên cứu các vấn đề về Mỹ tại Đại học Tehran đã nói về tình hình thực tế ở những nước mà Mỹ cáo buộc Iran đang “nhúng tay vào”.

Lebanon

Việc Israel xâm lược Lebanon [năm 2006] đã dẫn tới sự hình thành tổ chức Hezbollah. Ban đầu, đó là một tổ chức kháng chiến dân tộc chống lại sự xâm chiếm của Israel. Khi đó lực lượng này đó đã giải phóng miền nam Lebanon, buộc Israel rời khỏi Labanon. Hezbollah có một nhánh vũ trang đang phối hợp với quân đội Lebanon và được nhà nước chấp nhận. Lebanon cảm thấy như vậy là cần thiết như một cách răn đe trước ý đồ muốn gây hấn thêm của Israel.

Thực tế, từ khi các nhóm cực đoan được Saudi Arabia và phương Tây hậu thuẫn ở Syria trỗi dậy, trong đó có cả IS và al-Qaeda, kiểm soát các vùng lãnh thổ Lebanon, thì chính Hezbollah cùng với quân đội Lebanon đã đánh bật những nhóm này khỏi đất nước. Có thể nói với sự trợ giúp của Hezbollah, Lebanon mới có thểđẩy lùi sự xâm chiếm của Israel và sự tồn tại của các nhóm IS, al-Qaeda, mặt trận Nusra trên lãnh thổ Lebanon mới đi đến hồi kết.

Syria

Tương tự như ở Lebanon, ở Syria cũng có những nhóm cực đoan mà Mỹ, phương Tây, Saudi Arabia hay Israel hậu thuẫn như Al-Qaeda và IS. Ở Syria, thì Iran, Hezbollah và Nga cũng như các tình nguyện viên Iraq và Afghanistan, đã giúp đẩy lùi các nhóm cực đoan. Nếu không có sự giúp đỡ này, thì những lá cờ đen có thể đã bay khắp nơi trên bầu trời Damascus và sự thật này cũng đúng ở Iraq.

Thực tế, chính những nước hậu thuẫn các nhóm cực đoan ở Iraq, Syria và Lebanon lại là những nước đang thúc đẩy chủ nghĩa Wahhabi.Điều nàygiống với những gì đã xảy ra ở Afganistan những năm 1980. Mỹ và Saudi Arabia khi đó đã tạo ra những nhóm cực đoan ở Afghanistan và giờ họ lặp lại điều đó ở Syria nhưng ở phạm vi rộng hơn. Chính sách hỗ trợ những kẻ cực đoan của Mỹ chẳng có gì mới. Chúng ta đã thấy điều đó ở Afghanistan, cả ở Trung Mỹ với những nhóm cực hữu và những kẻ phản cách mạng [do Mỹ dựng nên] ở Nicaragua.

Hãy nhìn vào bản báo cáo năm 2012 của Cơ quan tình báo quốc phòng (Mỹ) được công bố một phần. Mỹ biết từ rất sớm rằng, ở Syria, các nhóm cực đoan là lực lượng mạnh nhất chống lại chính phủ. Sau đó, những “khách hàng” [mua vũ khí Mỹ - ND] như Saudi Arabia, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác cũng hỗ trợ những nhóm này và họ đang cố giúp thành lập một nhà nước Salafist ở Syria và Iraq.

Tất nhiên, người đứng đầu Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ khi đó, Michael Flynn, đã thừa nhận rằng Mỹ đã cố ý quyết định hỗ trợ các đồng minh và những nước “khách hàng” trong khu vực “tiếp tay” cho những nhóm cực đoan.

Iraq

Vấnđề với truyền thông phương Tây và các chuyên gia phương Tây là họ cố phô bày tình hình trong khu vực như ý họ muốn. Câu chuyện mà họ đã dựng lên rất khác với thực tế trên thực địa. Iraq đã có một cuộc bầu cử dân chủ và Mỹ nên chấp nhận kết quả, nhưng họ không muốn chấp nhận vì những kết quả này cho thấy một bức tranh không thoải mái gì với Mỹ; giống như ở Gaza, khi Hamas giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, Mỹ sẽ không chấp nhận nó. Nếu có các cuộc bầu cử, kết quả của nó phải như Mỹ muốn, nếu không, họ sẽ không chấp nhận.

Yemen

Iran không có sự hiện diện thực sự nào ở đó, vì Yemen bị bao vây bởi chính Mỹ và Saudi Arabia. Mỹ và Saudi Arabia đã làm điều chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại của loài người, đó là họ đã dùng chiêu bài nạn đói trên khắp quốc gia này để buộc người dân phải “quỳ gối”.

Hàng trăm nghìn người đã chết vì nạn đói và những dịch bệnh có thể ngăn ngừa được. Hàng chục nghìn người chết vì chiến tranh. Saudi Arabia rải bom khắp nơi, họ đánh bom các trường học, đánh bom cả những đám tang lễ, bệnh viện, xe buýt trường học mà không hề bị trừng phạt. Họ sử dụng vũ khí Mỹ. Cùng với đó, họ áp dụng sự bao vây để ngăn chặn thực phẩm thuốc men được đưa đến Yemen.

Bình thường, bạn có thể gọi đây là thảm sát hay diệt chủng. Nhưng truyền thông phương Tây lại hoàn toàn im lặng về đều này. Thủ lĩnh al-Qaeda ở Yemen đã thừa nhận rằng nhóm này đang hợp tác với liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu. Khắp nơi trong khu vực, nơi nào có sự can dự của Saudi Arabia, chúng ta cũng sẽ thấy hoặc là IS hoặc là al-Qaeda hợp tác với họ và Mỹ cho phép họ làm điều đó. Dù Mỹ can dự trực tiếp hay không trực tiếp, thì họ cũng đang hợp tác với IS và al-Qaeda. Trước đây, họ đã để cho IS trỗi dậy và giờ họ để cho Al Qaeda sống sót.

Ví dụ như ở Idlib, chúng ta biết 70% Idlib nằm dưới sự kiểm soát của al-Qaeda. Người Mỹ đã để cho điều đó xảy ra. Họ ngăn chính phủ Syria tiến hành bất cứ cuộc tấn công nào vào khu vực này. Al-Qaeda cũng chính là nhóm đã tiến hành vụ khủng bố 11/9. Toàn bộ “Cuộc chiến chống khủng bố” không hồi kết mà Mỹ tiến hành để tiêu diệt nhóm này, thực tế lại đang tàn phá các nước trong khu vực từ Afghanistan tới Iraq, Libya, Syria, Yemen. Thực tế, Mỹ đang gián tiếp giúp al-Qaeda. Cần phải lưu ý rằng, IS cũng là al-Qaeda trước khi nhóm này tách ra.

Bahrain

Bahrain thì rất đơn giản. Bahrain là quốc gia có đa số là người Hồi giáo Shiite nhưng lại do người Hồi giáo Sunni cầm quyền. Mỹ, tất nhiên là ủng hộ chính quyền Bahrain do người Sunni đứng đầu. Còn Saudi Arabia đã từng đưa lực lượng tới Bahrain để giúp chính quyền đối phó với làn sóng biểu tình trên khắp cả nước.

Afghanistan

Trong trường hợp của Afghanistan, thì lại lố bịch hơn cả. Taliban có hệ tư tưởng Wahhabi giống như Saudi Arabia. Chỉ 2 nước trên thế giới chính thức thừa nhận Taliban là chính phủ hợp pháp của Afghanistan cho tới vụ khủng bố 11/9/2001, chính là Saudi Arabia và UAE - cả 2 đều là đồng minh của Mỹ. Nếu Mỹ đã đề nghị họ cắt đứt quan hệ ngoại giao, thì họ đã làm điều đó. Tư tưởng của Taliban là gì? Là chủ nghĩa Wahhabi. Hệ tư tưởng của IS là gì? Là chủ nghĩa Wahhabi. Hệ tư tưởng của IS là gì? Là chủ nghĩa Wahhabi. Hệ tư tưởng của Boko Haram là gì? Là chủ nghĩa Wahhabi. Tất cả những nhóm này đều lấy hệ tư tưởng từ hệ tư tưởng của đồng minh chính của Mỹ trong khu vực: Saudi Arabia.

Ai mới là kẻ đi đầu thế giới trong bảo trợ khủng bố?

Nói với Sputnik,ôngMirandi nói: “theo quan điểm của tôi, thì đó là chính là Mỹ”./.