Khẳng định thành quả?

Theo RT, mới đây trong một báo cáo trình Quốc hội, giới chức Mỹ cho biết, chính phủ Mỹ đã quyết định không áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert , mục tiêu của lệnh trừng phạt là để Moscow không thu được lợi nhuận từ việc bán vũ khí và trang và thiết bị quân sự

Mục tiêu trên đã đạt được kết quả khi mà dưới sức ép của các biện pháp trừng phạt hiện tại, chính phủ các nước trên thế giới đã phải hủy nhiều thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD với Nga, đặc biệt là các tập đoàn quốc phòng.

"Kể từ khi ban hành Đạo luật Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA), chúng tôi ước tính rằng các chính phủ nước ngoài đã hủy bỏ các thương vụ mua bán vũ khí Nga trị giá hàng tỷ USD.

Do các hợp đồng quốc phòng lớn thường gắn với khung thời gian dài nên kết quả của nỗ lực này chỉ mới bắt đầu trở nên rõ ràng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert tiết lộ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm, Quốc hội đã nhận được một bản báo cáo mật về việc này.

"Từ cách đánh giá trên, nếu luật trên được áp dụng hiệu quả thì không cần áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể hoặc cá nhân cụ thể của Nga, vì trên thực tế, pháp luật vốn được sử dụng như một biện pháp răn đe", bà Nauert khẳng định.

150555-1.jpgTriển lãm quân sự Nga

Trả lời phỏng vấn trên Sputnik sau tuyên bố của Mỹ, chuyên gia chính trị Yuri Svetov cho rằng, những lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ thuần túy là lệnh trừng phạt kinh tế.

''Nhiều nước đã tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Những nước vốn có truyền thống mua vũ khí Mỹ thì bây giờ đang ấp ủ dự định mua vũ khí của Nga...

Nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ. Nga đứng hàng thứ hai nhưng đang có dấu hiệu tăng trưởng cao, do đó Mỹ cần ngăn chặn và tước đoạt thị trường vũ khí của Nga'', ông Yuri Svetov nêu quan điểm.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich nhấn mạnh rằng, Moscow coi các biện pháp trừng phạt là "phản tác dụng và vô nghĩa".

Tuyên bố của Mỹ dường như để khẳng định rằng, những lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga đã mang lại thành công Mỹ mãn trong việc kìm hãm ngành công nghiệp Quốc phòng Nga. Tuy nhiên, trên thực tế Moscow đã và đang chứng minh một sự thật khác.

Vươn lên mạnh mẽ

Nga là một trong những nước xuất khẩu vũ hàng đầu thế giới, chỉ sau Mỹ trong 5 năm qua.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), thị phần vũ khí toàn cầu của Hoa Kỳ vào khoảng 33%, trong khi Nga chiếm 23%. Năm 2016, xuất khẩu vũ khí của Nga tăng 3,8% đạt 26,6 tỷ USD.

Theo dữ liệu được cung cấp bởi Công ty Phân tích Quân đội Anh Jane's Information Group cho thấy, doanh thu từ buôn bán vũ khí của Nga được dự đoán là sẽ tăng lên vào năm 2017.

Mặc dù số liệu chính xác cho năm 2017 vẫn chưa có, song một số lãnh đạo của Rosoboronexport cho biết, Nga đã đạt được thỏa thuận mua bán S-400 trị giá 2,5 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp sự phản đối của NATO.

Nga cũng đã có cuộc hội đàm với Indonesia về việc mua một phi đội bay gồm 11 máy bay chiến đấu SU-35 với giá 1,14 tỷ USD.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga

Năm 2017, Nga đã làm cho cả thế giới bất ngờ khi tuyên bố xuất khẩu hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 không chỉ cho Serbia, đối tác truyền thống của Nga ở Balkan, mà còn cho Thổ Nhĩ Kỳ, một trụ cột trong NATO ở Trung Đông, và cả Saudi Arabia, đồng minh lịch sử của Mỹ ở vùng Vịnh.

Trong 2 năm 2015 và 2016, số tiền thu được từ việc bán vũ khí của Nga đạt khoảng 15 tỷ USD/năm. Nga vẫn duy trì mức 23% tổng thị phần buôn bán vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2012-2016. Xuất khẩu vũ khí của Nga được đánh giá đang trong trạng thái ổn định.

Theo công ty sản xuất vũ khí Rosoboronexport của Nga, công ty này đã có số đơn đặt hàng xuất khẩu trị 45 tỷ USD tính trong năm nay.

Rosoboronexport đang tích cực giao lưu với hơn 50 quốc gia trên thế giới. Hợp đồng mua hệ thống công nghệ cao của Nga, trước hết là máy bay và các phương tiện phòng không, chiếm một phần đáng kể trong các danh sách mua hàng.

Các doanh nghiệp quốc phòng Nga đã tăng sản lượng lên hơn 10% so với năm ngoái. Điều này cũng góp vào thành công của nền kinh tế Nga trong thời kỳ chịu lệnh trừng phạt từ nhiều phía châu Âu và Mỹ.