Món cốm từ lâu là món ăn ưa thích đối với cộng đồng người Thái ở vùng cao Nghệ An. Muốn làm cốm, người ta phải chọn những hạt lúa nếp còn ngậm sữa hái từ nương rẫy về. Ảnh: Đào Thọ. Không cần phơi khô, khi mang về, lúa nếp được giã ra để lấy hạt từ dụng cụ máng truyền thống của người Thái. Ảnh: Đào Thọ. Trong tiếng Thái, món ăn này có tên gọi "khầu hang" (cơm, lúa được luộc lên). Bà Lữ Thị Biên ở bản Na Pu (xã Yên Na - Tương Dương) cho biết: Muốn làm được "khầu hang" phải trải qua nhiều công đoạn và tốn rất nhiều thời gian. Lúa non sau khi giã xong phải mang đi hấp cách thủy cho đến chín. Ảnh: Đào Thọ Lúc bấm móng tay vào thử biết hạt nếp đã chín mới để ráo và đem lên gác bếp đốt lửa phơi khô. Đây là công đoạn kéo dài nhất, thường là vài ngày. Ảnh: Đào Thọ Hạt nếp phơi xong mang đi giã có màu xanh của lúa non. Ảnh: Đào Thọ "Khầu hang" là tên gọi chung, khi làm lễ mừng lúa mới, người Thái Nghệ An dùng nếp đã luộc này để hông lên cúng ông bà tổ tiên hoặc rang làm cốm. Ảnh: Đào Thọ Những hạt cốm vàng ruộm thơm mùi nếp mới hiện là món ăn ưa thích không chỉ riêng cộng đồng người Thái mà còn hấp dẫn cả khách gần xa. Ảnh: Đào Thọ Đây cũng là món quà mà người dân vùng cao biếu tặng cho nhau để tỏ lòng hiếu khách. Ảnh: Đào Thọ