Các nhà khoa học Hà Lan và Mỹ tạo ra chất liệu polymer mới có khả năng "bò" trong ánh sáng cực tím.

 Miếng nhựa có thể "bò" như sâu khi được chiếu bằng ánh sáng cực tím. Video: Reuters.

Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Eindhoven, Hà Lan tạo ra loại nhựa đặc biệt thể bò lổm ngổm như sâu khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím, Reuters ngày 7/8 đưa tin.

Loại nhựa này làm từ polymer lỏng thường được dùng trong màn hình LCD. Trong khung, phần nhựa tiếp xúc với ánh sáng cực tím co lại trong khi phần không tiếp xúc với ánh sáng giãn ra, tạo nên chuyển động.

"Yếu tố quan trọng thứ nhất là loại phân tử có thể co giãn nhanh để miếng nhựa biến dạng và trở về hình dạng ban đầu", đồng tác giả Anne Hélène Gélébart giải thích. "Yếu tố thứ hai là sự tự đổ bóng. Chúng tôi tạo ra miếng nhựa cong từ trước để khi có ánh sáng, một phần miếng nhựa được chiếu sáng, phần còn lại nằm trong bóng".

Khả năng hấp thụ hoàn toàn tia cực tím giúp loại nhựa này tạo bóng để sinh ra chuyển động. Miếng nhựa có thể di chuyển với tốc độ một cm mỗi giây, bằng vận tốc của sâu.

Theo đồng tác giả Dirk Jan Mulder, có thể dùng chất liệu polymer mới để loại bỏ bụi bẩn trên pin mặt trời sau bão cát sa mạc nhờ chuyển động khi có tia cực tím. Chất liệu này cũng có thể dùng chế tạo robot nhỏ dẫn đường bằng ánh sáng để bò vào không gian hẹp. 

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN