Dưới đây là những cách dùng điều khiển điều hòa hợp lý, giúp tiết kiệm điện năng.
1. Chuyển sang chế độ Dry (biểu tượng giọt nước)
Chỉ cần thao tác đơn giản này sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa đáng kể; hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.
Ngoài ra, khi chuyển sang chế độ Dry cũng có thể cảm thấy mát hơn một chút do hơi ẩm trong phòng bị xuống làm mồ hôi bay hơi nhanh hơn giúp cơ thể tỏa nhiệt nhanh theo; hiệu quả này cảm thấy trong những ngày trời mát, nhiệt độ không quá cao.
2. Chọn chế độ quạt (Fan)
Fan cũng có chế độ Auto (tự động), Low, Medium, High (hoặc với một số điều khiển nó sẽ có biểu hiện lần lượt là 1 chấm, 3 chấm, 5 chấm)... Chọn auto, máy sẽ tự động chọn chương trình cài đặt sẵn thích hợp nhất với nhiệt độ ngoài nhà và nhiệt độ hiện tại trong nhà.
Quạt càng to đồng nghĩa với điện năng sẽ tiêu tốn càng nhiều, điều hòa càng ồn và không khí trong phòng cũng như da bạn càng chóng khô.
Nếu chỉ tính riêng quạt, cùng một công suất tương đương thì lưu lượng gió đi qua cửa quạt ở điều hòa sẽ thấp hơn lưu lượng gió đi qua một chiếc quạt thuần túy. Vì vậy, muốn tiết kiệm điện, nên bật quạt điều hòa ở chế độ thấp nhất, kèm thêm một chiếc quạt phụ bên ngoài hơn là chỉ bật quạt điều hòa ở chế độ cao nhất.
3. Chế độ ngủ ban đêm
Thực tế, chức năng này hỗ trợ tăng dần nhiệt độ (thường mỗi giờ máy sẽ tăng 0,5 độ và tối đa là 2 độ C) để người dùng có được giấc ngủ êm ái, mát dịu, tránh cho người dùng tỉnh giấc về đêm do cảm thấy lạnh. Theo đó, khi máy điều hòa tăng nhiệt độ cũng đồng nghĩa với công suất hoạt động giảm và tiết kiệm điện hơn.
4. Bật, tắt máy đúng cách
Song, cách này khiến máy tiêu thụ nhiều điện hơn vì phải mất rất nhiều điện năng cho quá trình khởi động và làm lạnh lại từ đầu; ngoài ra còn làm giảm tuổi thọ, độ bền của chiếc điều hòa.
Sau khi dùng điều khiển để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện năng. Ngoài ra, việc ngắt điện vào máy còn để phòng tránh các trường hợp chập điện, gây hư hỏng cho máy.