Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy những người mất ngủ thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch đến 27%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mất ngủ có thể làm tăng huyết áp và làm xáo trộn hoạt động trao đổi chất. Đây là hai yếu tố gây ra bệnh tim mạch. Phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim hơn so với nam giới, vì họ dễ bị mất ngủ do các vấn đề liên quan đến hormone.

Các nhà khoa học đã có 15 công trình nghiên cứu trên hơn 160.000 người. Họ đánh giá mối quan hệ giữa các triệu chứng mất ngủ như khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy quá sớm và mệt mỏi sau khi ngủ dậy và bệnh tim mạch, kẻ giết người hàng đầu thế giới. Kết quả là người bị mất ngủ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 11%, người cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái khi tỉnh dậy là 18%.

images1868054_mat_ngu_thuong_xuyen_lam_tang_nguy_co_dau_tim_va_dot_quy_hinh_anh_1_58e44901a5190.jpgCác nghiên cứu trước đây đã chỉ ra bệnh mất ngủ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, nhưng chưa đưa ra được những bằng chứng có liên hệ với bệnh tim. Ảnh: Getty Images.

Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ là do thói quen sinh hoạt không điều độ (uống nhiều cà phê, ăn quá no vào buổi tối…), môi trường sống, căng thẳng, trầm cảm, nghiện rượu, tuổi tác… 

Một giấc ngủ ngon và chất lượng cần phải đáp ứng yếu tố về thời gian (khoảng từ 19-20h đối với người trưởng thành), cơ thể tỉnh táo sau khi ngủ dậy, sảng khoái, khỏe mạnh, không còn cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ và không có những cơn ác mộng trong khi ngủ.

Theo các chuyên gia, giấc ngủ là nhu cầu thiết yếu của cơ thể, bởi thời gian ngủ chiếm đến 1/3 cuộc đời của mỗi người. Trong khi ngủ, cơ thể tiết ra những hormone quan trọng hỗ trợ quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động vào ban ngày. Giấc ngủ khiến não bộ, hệ tim mạch, hệ miễn dịch và các cơ quan trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.

Tác giả nghiên cứu Qiao He nói: “Chứng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Ngày càng có nhiều người phàn nàn về chứng mất ngủ. Các biện pháp giáo dục là rất cần thiết để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các triệu chứng và những nguy cơ tiềm ẩn”.

Nên làm gì để có một giấc ngủ ngon?

Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm, nghe nhạc, đi dạo nhẹ nhàng, ngồi thiền hoặc tập yoga. Những điều này sẽ cơ thể thư giãn và cũng giúp thải độc tố khỏi cơ thể bạn.

Bạn không nên ăn quá no trước đi ngủ, có thể ăn một số loại thức ăn nhẹ ít chất đạm, giàu carbonhydrate như nước trái cây, bánh quy… khoảng một giờ trước khi đi ngủ; không dùng những chất kích thích như trà, thuốc lá, cà phê, rượu bia vào buổi tối.

Hãy thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần và ngày lễ.

Phòng ngủ nên bố trí thoáng mát, yên tĩnh, giường gối thoải mái, sạch sẽ, ánh sáng dịu nhẹ.

Theo Zing

TIN LIÊN QUAN