Khuyến nghị ăn trước khi tập nhen nhóm từ những năm đầu thế kỷ 20 với nghiên cứu cho thấy ăn tinh bột trước khi tập sẽ bổ sung năng lượng.
Nghiên cứu này đã tạo ra 1 trào lưu điều chỉnh chế độ ăn uống để đạt hiệu quả luyện tập. Nhưng 100 năm qua, các nghiên cứu đã cho thấy lời khuyên này cần thay đổi.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu cho thấy tập gym với bụng rỗng sẽ đốt cháy chất béo nhiều hơn, đặc biệt là vào buổi sáng.
"Đốt" nhiều mỡ hơn khi tập luyện với bụng rỗng
Theo huấn luyện viên Rui Li, nếu đã có chế độ ăn cân bằng thì không cần phải ăn trước khi tập. Nếu bạn cảm thấy cần ăn trước khi tập thì đó là bởi bạn thích đường và không thể chuyển hóa chất béo thành năng lượng.
Những người có khả năng chuyển hóa mỡ thành năng lượng sẽ không cảm thấy đói. Vì vậy họ có thể tập luyện với bụng rỗng.
Do đó, nếu bạn giảm đường, cơ thể sẽ dần học cách sử dụng chất béo làm năng lượng.
Li đề xuất bổ sung các chất béo lành mạnh vào chế độ ăn như dầu ôliu, quả bơ, các loại hạt để cơ thể học cách chuyển mỡ thành năng lượng.
Các nghiên cứu trong giai đoạn 1920 đã đưa ra ý tưởng rằng ăn tinh bột và đường trước và trong quá trình tập thể dục sẽ giúp tăng cường hiệu năng và cho bạn nhiều năng lượng hơn.
Đến những năm 60, các nhà sinh lý học Scandinavian chỉ ra rằng mỡ tích trong cơ thể chính là nguồn năng lượng của tập luyện. Nghiên cứu này đã được củng cố khi các nghiên cứu đầu những năm 70 cho thấy ăn tinh bột trước khi tập sẽ khiến cơ thể dễ mất nước. Điều này đã khiến các vận động viên đã không còn ăn tinh bột trước khi tập luyện.
Tuy nhiên, một nghiên cứu tại Úc năm 2011 lại cho thấy ăn tinh bột giúp cải thiện độ bền trong khi tập.
Và đến nghiên cứu năm 2017 của ĐH Bath lại chỉ ra rằng không ăn trước khi tập sẽ giúp tiêu hao mỡ trong cơ thể.
Bởi khi thức dậy, cơ thể vẫn đang trong tình trạng “ngái ngủ” và sẽ không cần thức ăn cho đến khi tỉnh hẳn.
Chất béo được tích lũy trong đêm sẽ được sử dụng hết khi bạn tập luyện.
Glycogen từ tinh bột sẽ được tích trữ trong gan và sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng khi chúng ta ngủ. Do đó, nếu tập luyện khi ngủ dậy, tức là bạn đang đốt cháy các chất béo dư thừa.
Do đó, Ostrower cho rằng cần quan tâm tới những gì mình ăn vào buổi tối bởi đây là thời điểm các chất béo có thể tích trữ và không thể chuyển hóa.
Tốt nhất nên tránh xa đường và các thức ăn giàu tinh bột.
Li cho biết ăn sau khi tập sẽ giúp cơ thể tập trung vào tiêu hóa.
Những thay đổi từ gen
Nghiên cứu năm 2017 của ĐH Bath thực hiện trên 2 nhóm nam giới thừa cân. Một nhóm sẽ ăn trước khi tập 60 phút và nhóm còn lại sẽ tập với bụng rỗng.
Họ nhận thấy sự thay đổi của các gen chủ chốt trong quá trình đốt cháy chất béo giữa 2 nhóm và kết luận rằng không nên ăn trước khi tập.
Tác giả nghiên cứu, Dylan Thompson cho biết: “Cơ thể do bận rộn đáp ứng bữa ăn nên việc tập thể dục ở thời điểm này sẽ không kích hoạt quá trình đốt cháy các mô mỡ. Điều này có nghĩa là tập thể dục khi bụng rỗng sẽ hỗ trợ tiêu hao mỡ tốt hơn và điều này có lợi cho sức khỏe trong dài hạn..
Tuy nhiên, nếu có tiền sử đường huyết thấp thì nên ăn nhẹ trước khi tập.