3142005_1782018.jpg
Nhiều người thường nghĩ khi đèn phanh báo sáng là lúc đó phanh đang hoạt động nên không có gì phải lo. Tuy nhiên, phía sau tín hiệu đèn đó lại là cả một vấn đề đang cần chủ xe để mắt tới. 

Trên một số dòng xe, phanh tay thường có biểu tượng riêng hình chữ P và có vòng tròn ở giữa. Nếu người dùng thấy đèn báo phanh bật và chớp liên tục kể cả khi đạp phanh hoặc chưa đạp phanh thì cẩn phải ngay lập tức kiểm tra lại hệ thống phanh và châm thêm dầu cho hệ thống. 

Theo giải thích của các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do áp lực phanh đến các xy-lanh bị mất hoặc mức dầu trong bình chứa quá ít. Nếu là do mực dầu thấp thì cảm biến sẽ truyền tín hiệu về ECU, sau đó ECU sẽ điều khiển đến đèn cảnh báo phanh.

Ngoài ra, dầu có thể bị rò rỉ trong hệ thống như: xy-lanh chính, xy-lanh con hoặc ở các đường dầu phanh. Vì vậy, bạn cần kiểm tra thêm cả đèn cảnh báo sáng, nếu không đèn vẫn sẽ sáng trở lại. Hậu quả của hiện tượng rò rỉ này có thể gây nguy hiểm cho người lái là mất phanh khi đang lái xe.

Mạch thủy lực trong hệ thống phanh

Với xe dẫn động cầu trước: có 2 mạch thủy lực là: một mạch áp dụng cho các cụm phanh trước, mạch còn lại dùng cho cụm phanh sau.

Với xe dẫn động cầu sau có một mạch dùng cho cụm phanh trước bên trái và sau bên phải, mạch còn lại áp dụng trên cụm phanh trước bên phải và sau bên trái.

Việc sắp xếp như vậy nhằm mục đích hỗ trợ an toàn khi xảy ra sự cố, khi đó nếu mộ mạch bị mất áp lực dầu phanh, mạch còn lại sẽ hỗ trợ giảm tốc độ. Hơn nữa, công tắc áp suất dầu được lắp trên xy-lanh chính hoặc trên đường ống dầu phía sau xy-lanh chính. Khi hiện tượng rò rỉ xảy ra trên một trong hai mạch thì công tắc này sẽ làm cảnh báo phanh sáng.

Đèn cảnh báo phanh ABS

Hiện nay, trên một số dòng xe mơíi hiện đại hầu hết đều được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống này được trang bị một đèn cảnh báo riêng. Trong điều kiện hoạt động bình thường, đèn chỉ sáng khi bậtt chìa khóa và lúc đang khởi động động cơ, ngoài ra đèn sẽ tắt.

Như vậy, khi xe vận hành mà người dùng thấy hiện tượng đèn sáng đồng nghĩa với việc có sự hư hỏng trong hệ thống ABS mặc dù nó vẫn hoạt động bình thường ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Khi bất ngờ xảy a sự cố, ABS sẽ không hoạt động và dễ bị trượt. 

Còn có trường hợp được gọi là lỗi “nonlatching” vì đèn cảnh báo sáng sau đó lại tắt và hệ thống ABS vẫn hoạt động bình thường. Trường hợp này cũng không có gì nghiêm trọng nên chủ xe cũng không cần phải quá lo lắng.

Đặc biệt, nhờ vào bộ nhớ của hệ thống mà những lỗi xảy ra trong ABS sẽ được lưu lại dưới dạng một loại mã và có thể đọc được bằng máy chẩn đoán. Qua đó, công tác sửa chữa cũng được dễ dàng hơn.