(Baonghean.vn) - Ngày 16/4/1917, sau nhiều năm đày ải, Vladimir Lenin về đến thành phố Petrograd (tên gọi cũ của St.Peterburg) của nước Nga sau một hành trình dài từ đất nước Thụy Sĩ.
Có thể nói, chuyến trở về nước Nga thân yêu của Lenin từ thành phố Zurich của Thụy Sĩ là cuộc hành trình “bẻ lái” tiến trình lịch sử, đặt nền móng cho thành công của cuộc Cách mạng tháng Mười sau này.
Để hình dung rõ hơn về chuyến đi đầy ý nghĩa đó, truyền thông chính thống của Nga đã giả định sự tồn tại của mạng xã hội vào 100 năm trước. Mời độc giả cùng sống lại cuộc hành trình qua những dòng “trạng thái mạng xã hội” của nhà cách mạng Lenin!
Video tái hiện chặng đường trở về Petrograd của V.I. Lenin từ Thuỵ Sỹ:
Một tháng, trước ngày V.I. Lenin trở về, Cách mạng Dân chủ tư sản (hay còn gọi là Cách mạng tháng Hai năm 1917) đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Sa hoàng Nicolas II và vương triều Romanov trị vì hơn 300 năm ở nước Nga.
Thời điểm đó, một bối cảnh chính trị chưa từng có diễn ra ở Nga: 2 chính quyền cùng tồn tại, một là chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, một là Xôviết các đại biểu công nhân và binh sĩ vô sản. Cả hai chính quyền này đều đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
Những mâu thuẫn kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đã thúc đẩy Lenin và Đảng Bolshevik phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi đời sống chính trị trong nước.
Ngay trong ngày đầu tiên đặt chân trở về, V.I. Lenin đã đến Petrograd trình bày trước Trung ương Đảng Bolshevik bản "Luận cương Tháng Tư" - văn kiện mang tính cương lĩnh của đảng này, đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu "Toàn bộ chính quyền về tay các Xôviết!".
“Luận cương Tháng Tư” của V.I. Lê-nin đã đáp ứng đúng những vấn đề cấp bách của cách mạng Nga đặt ra trên con đường tiến tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Luận cương của V.I. Lenin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang ngồi trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta" Nguyễn Ái Quốc |
Nga - Giang - T.Kiên