Tất cả cá nhân hay tổ chức sở hữu xe hơi đều phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Bên cạnh đó còn có các loại sản phẩm bảo hiểm tự nguyện như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe, bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe.
Tuy nhiên làm sao để mua được gói bảo hiểm ô tô phù hợp và hiệu quả với chiếc xe của mình thì không phải ai cũng biết... Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng nhất để người dùng tham khảo.
1. Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp
Vì vậy, những người lần đầu mua bảo hiểm xe phải tùy theo khả năng tài chính cũng như môi trường đi lại của mình mà chọn loại bảo hiểm tự nguyện cho phù hợp. Sau nhiều năm sử dụng, họ sẽ đúc kết được kinh nghiệm để chọn sản phẩm phù hợp nhất.
2. Mức phí rẻ nhất không hẳn sẽ tiết kiệm nhất
Khi sở hữu xe có giá trị dưới 1 tỉ đồng thì có thể không cần đóng phí cho dịch vụ bảo hiểm mất cắp bộ phận vì có thể tự mua sắm với giá phải chăng, nhưng nếu đã sắm chiếc xe đắt tiền thì không thể bỏ qua loại phí này. Vì mức phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm đưa ra thường rất khác nhau nên để có được mức phí tốt nhất theo cùng nội dung bảo hiểm, nên lấy báo giá của ít nhất ba công ty để so sánh và lựa chọn.
3. Lựa chọn mức khấu trừ thích hợp với hoàn cảnh thực tế
Mức khấu trừ hay miễn thường là khoản tiền mà khách hàng chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm trong mỗi vụ tổn thất. Tổn thất của chủ xe phải lớn hơn mức khấu trừ thì công ty bảo hiểm mới bồi thường.
Với mức miễn thường là 1 triệu đồng, khách hàng sẽ tự chi trả nếu tổn thất dưới 1 triệu đồng. Nếu tổn thất là 100 triệu đồng, khách hàng vẫn chỉ trả 1 triệu đồng và công ty bảo hiểm sẽ thanh toán 99 triệu đồng còn lại.
4. Tìm hiểu kỹ về tiêu chuẩn dịch vụ sửa chữa
Bên cạnh đó là xem xét dịch vụ cứu hộ 24/24h (đội ngũ nhân viên giải quyết bồi thường có chuyên nghiệp, tận tâm không; quy trình giải quyết bồi thường có chuẩn xác về thời gian không…)
5. Đọc kỹ tài liệu giới thiệu về quy tắc bảo hiểm
Một số khách hàng thường không chú ý kỹ đến các điều kiện trong các điều khoản, chẳng hạn quá hạn đăng kiểm, xe sử dụng không đúng mục đích đăng ký, lái xe khi gây tai nạn không có bằng lái phù hợp, mua bảo hiểm thiếu phần cần bảo hiểm… Do đó, để tránh những sơ suất có thể gây thiệt thòi về sau, trước khi mua bảo hiểm, chủ xe cần nghiên cứu kỹ các hạng mục trong hợp đồng và cân nhắc các khoản bảo hiểm mở rộng.
6. Hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm
Tuy nhiên, để có được những điều đó, việc tìm hiểu quyền lợi và trách nhiệm của người mua bảo hiểm cũng như cân nhắc thật kỹ trước khi đặt bút ký mua bất cứ loại hình bảo hiểm là vô cùng cần thiết. Đàm phán thật cụ thể về từng điều khoản là cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm được tôn trọng.
7. Xử lý khi xảy ra tai nạn, sự cố
Khi xảy ra va chạm, hư hỏng, tổn thất về người và tài sản khi lưu thông trên đường, chủ xe cần bình tĩnh xử lý, đừng vội thỏa thuận với bên thứ ba. Cần gọi ngay 115 để cứu chữa người bị thương, nhanh chóng thông báo cho công ty bảo hiểm và chính quyền địa phương. Không nên tự ý thỏa thuận với bên thứ ba khi chưa có sự tham gia của các cơ quan chức năng.
Các bên cũng cần lưu ý giữ nguyên hiện trường đến khi có sự kiểm tra, thẩm định của các bên có trách nhiệm, tránh tiếp tục sử dụng xe đã hư hỏng.