Báo Asahi Shimbun của Nhật Bản dẫn thông tin từ một người Triều Tiên đào tẩu cho biết, tên lửa sẽ được trang bị khả năng tái nhập khí quyển - một công nghệ mà tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của quốc gia này chưa đạt được.
Nguồn tin của Asahi Shimbun, không tiết lộ danh tính song được cho là am hiểu về chương trình tên lửa Bình Nhưỡng, đầu tuần này cho biết, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã vạch ra kế hoạch của mình trong suốt một cuộc họp tại Bình Nhưỡng vào hôm 11 và 12/12/2017.
Tên lửa, mang tên "Unha-4", sẽ là một phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo tầm xa Unha-3, vốn được phóng vào năm 2012, 2016 và đưa vệ tinh đầu tiên của Triều Tiên vào quỹ đạo.
"Người đào tẩu cho biết dường như sẽ có hai mục đích chính trong vụ phóng một tên lửa tầm xa mới. Một là sử dụng một vệ tinh để dẫn đường và quan sát các vụ phóng tên lửa trong tương lai", báo Asahi Shimbun đưa tin. "Mục tiêu còn lại có thể là qua vụ phóng một vệ tinh vào không gian để kiểm tra xem liệu tên lửa có khả năng tái nhập khí quyển hay không".
Các nhà khoa học của ông Kim cũng đang làm việc để hoàn thiện khả năng tái nhập cho tên lửa nâng cấp. ICBM mới nhất của Triều Tiên, Hwasong-15, được phóng vào cuối tháng 11 năm ngoái không "sống sót" để quay trở về khí quyển Trái Đất, một quan chức Mỹ nói với Fox News.
Thời gian phóng tên lửa khổng lồ mới dự kiến diễn ra vào ngày 9/9 khi Triều Tiên kỷ niệm 70 năm quốc khánh. Triều Tiên thường tiến hành các vụ thửtên lửa và hạt nhân vào những dịp quan trọng.
Trump: 'Tôi có nút kích hoạt hạt nhân uy lực hơn nhiều của Kim Jong-un'
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un luôn có sẵn nút bấm hạt nhân trên bàn