Đoàn do đồng chí Phạm Đức Luận - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục phòng chống thiên tai, Phó văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai dẫn đầu. Đoàn đã đi kiểm tra thực tế tại huyện Quỳnh Lưu - địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất tỉnh Nghệ An.
Sau cơn mưa lớn, sáng ngày 26/9, khu vực trung tâm huyện Quỳnh Lưu bị chia cắt do nước lũ quá nhanh. Ảnh: tư liệu Do ảnh hưởng của bão số 6, từ ngày 23 đến sáng 27/9, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 87 đến 582 mm, trong đó huyện Quỳnh Lưu có lượng mưa cao nhất, gây ngập lụttại nhiều vùng dân cư.
Tuy Nghệ An đã chủ động triển khai các giải pháp
ứng phó từ sớm, nhưng do lượng mưa quá lớn và tập trung nên mưa lũ đã làm 1 người thiệt mạng; trên 3.700 nhà ở của người dân bị ngập, toàn tỉnh có 14 hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất. Gần 5.000 ha lúa, ngô và màu bị ngập úng, 15.000 nghìn con gia cầm, gia súc, 1.600 ha nuôi trồng thủy, sản bị nước cuốn trôi. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng.
Đoàn công tác kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại xã Quỳnh Lâm. Đến hôm nay tại đây nước vẫn chưa rút hết. Ảnh: Phú Hương Riêng huyện Quỳnh Lưu, đến chiều ngày 27/9, vẫn còn 2.953 nhà đang bị ngập, trong đó có 620 hộ phải di dời. Thông tin từ UBND huyện, Quỳnh Lưu có 15 con gia súc, 8.920 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 413 ha nuôi cá ao hồ, 80 ha tôm và 1.200 tấn muối bị thiệt hại.
Sau khi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lụt tại xã Quỳnh Lâm, là một trong những xã bị ngập nặng nhất và đến ngày 28/9 nước vẫn chưa rút hết, đoàn công tác đã đi kiểm tra,
chỉ đạo khắc phục tại đê Tả Thái xã Quỳnh Hồng. Do mưa lụt, đoạn đê tại đây đã bị tràn.
Kiểm tra tình hình tại tuyến đê xã Quỳnh Hồng. Ảnh: Phú Hương Ghi nhận nỗ lực của Nghệ An trong việc chủ động ứng phó với mưa lũ, đồng thời, đồng chí Phạm Đức Luận - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục phòng chống thiên tai, Phó văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên chỉ đạo: Chính quyền địa phương và ngành chức năng các cấp cần tập trung cung cấp kịp thời lương thực, thực phẩm, nước sạch và các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân vùng ngập lũ. Chỉ đạo, huy động và động viên nhân dân vệ sinh, xử lý môi trường ngay khi nước lũ rút nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh.
"Sau khi nước rút, cần chủ động chuẩn bị tốt mọi
nguồn lựccho tái sản xuất, khắc phục thiệt hại do mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống cho người dân. Tỉnh Nghệ An sớm thống kê các thiệt hại về cơ sở vật chất, hạ tầng do mưa lũ để Trung ương hỗ trợ kịp thời”, đồng chí Phạm Đức Luận nhấn mạnh.