Tác chiến điện tử là nghệ thuật trở nên vô hình đối với kẻ thù. Hoặc, ít nhất trở nên vô hình trong phổ điện từ và có khả năng chặn các tín hiệu của kẻ thù.
Trong cuộc chiến tranh hiện đại tác chiến điện tử đóng vai trò rất quan trọng, chính vì vậy các quốc gia như Mỹ và NATO luôn tập trung nghiên cứu cẩn thận kho vũ khí của các đối thủ tiềm năng, ví dụ như Nga.
Trong những năm gần đây, tác chiến điện tử cũng như các loại vũ khí khác của Nga liên tục xuất hiện và chúng đều là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ và NATO. Liên quan đến vấn đề này, nhà phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu Hải quân Mỹ Samuel Bendett đã tiết lộ khả năng thực sự của tác chiến điện tử Nga qua 5 câu hỏi.
Đặc trưng của các mối đe dọa từ các phương tiện chiến tranh điện tử đối với quân đội Mỹ và các nước NATO ở châu Âu là gì?
Phương tiện tác chiến điện tử của Nga sử dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt nhờ thừa hưởng những thành tựu từ Liên Xô nên sau khi Liên Xô sụp đỗ lĩnh vực này của Nga tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới. Thực tế trong lĩnh vực này công nghệ Mỹ đã vượt trội hơn hẳn công nghệ Liên Xô nhưng sau khi kết thúc chiến tranh lạnh Mỹ đã ngừng nghiên cứu theo hương này, bởi vì từ năm 1991 Moscow không còn là mối đe dọa đối với Mỹ.
Tuy nhiên trong những năm gần cho thấy công nghệ Nga đã vượt trội hơn cả Mỹ. Và Mỹ có thể bắp kịp Nga trong lĩnh vực này nhưng điều này sẽ mất nhiều thời gian.
Mối đe dọa đã thay đổi trong 5 năm qua chưa?
Theo một số thống kê, trong khoảng 5 năm trở lại đây Nga đã tiến hành sản xuất, nâng cấp và thử nghiệm thiều thiết bị tác chiến điện tử khác nhau. Chúng là những thiết bị tác chiến điện tử có khả năng hoạt động ở khoảng cách hàng trăm kilômet.
Nga đã hoàn thiện các phương pháp thực hiện các chiến dịch quân sự, cũng như các trang thiết bị kỹ thuât, chiến thuật cho phép họ chống lại các cuộc tấn công từ các nước phương Tây. Quân đội Nga và kho vũ khí của họ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu mà không cần sử dụng công nghệ GPS và GLONASS.
Nga sẽ sử dụng tác chiến điện tử ở Syria và các cuộc xung đột khác không?
Cho tới thời điểm này tại chiến trường Syria quân đội Nga đã thử nghiệm hơn 200 loại vũ khí, trang bị mới, đặc biệt trong số đó có các hệ thống tác chiến điện tử như Krasuha, Moscow và Leer-3.
Ở chiến trường này Nga đã thiết lập một hệ thống phòng thủ đa tầng, trong đó các hệ thống tác chiến điện tử hoạt động cùng với hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống tên lửa phòng không. Nhờ các hệ thống này vào tháng 1/2018 quân đội Nga đã tiêu diệt các máy bay không người lái của đối phương và xây dựng hệ thống bảo vệ quân đội Nga cùng với vũ khí trang bị trên lãnh thổ Syria.
Mỹ và NATO có nên đặc biệt quan tâm đến tác chiến điện tử Nga?
Ở Syria và trên khu vực biển Đen, quân đội Nga đã không ít lần ngăn chặn các tín hiệu liên lạc giữa máy bay và các phương tiện khác, như tên lửa. Đây thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng đối với phương Tây. Hệ thống tác chiến điện tử Nga có thể can thiệp vào khả năng làm việc cùa các thiết bị quân sự Mỹ và NATO, đặc biệt là các tín hiệu vô tuyến.
Mỹ và NATO có nên phát triển hệ thống mới nhằm chống lại tác chiến điện tử Nga?
Trước tình hình này, quân đội Mỹ đã và đang thảo luận về việc sử dụng phổ điện từ và tăng khả năng của các hệ thống tác chiến điện tử của họ.
Nên nhớ rằng, tất cả các hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga đều rất hiện đại và tiếp tục được trang bị thêm. Sự kết hợp giữa các hệ thống này với các lực lượng trong quân đội Nga cho phép họ chiếm ưu thế trong cuộc chiến chiếm ưu thế trên không, trên biển và cả trên đất liền.