Phanh là hệ thống rất dễ xảy ra sự cố, trong đó bó phanh là một trong những vấn đề nan giải, đặc biệt là khi đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân đôi khi xuất phát từ việc chủ xe không biết cách sử dụng và bảo dưỡng đúng. 

Một trong những thói quen không tốt của tài xế chính là kéo phanh tay khi đỗ để đảm bảo xe không bị xê dịch khi có tác động từ bên ngoài. Tuy vậy, một rủi ro có thể xảy ra là phanh bị khóa khi đỗ xe lâu, đặc biệt đỗ xe khi mới rửa hoặc đi trời mưa.

Hiện tượng bó phanh vì kéo phanh tay trong thời gian dài xảy ra với cả phanh đĩa và phanh đùm. Khi lọt nước kèm cát, bụi bẩn, các chi tiết bằng kim loại ở hệ thống phanh bị gỉ sét, má phanh do đó có thể không nhả khỏi đĩa.

144640-1.jpgNhiều tài xế có thói quen kéo phanh ô tô ngay sau khi rửa hoặc đi mưa khiến phanh bị bó.

Theo suy nghĩ của nhiều người, việc chuyển cần số về vị trí P hay kéo phanh trước thường không quan trọng khi đã đảm bảo thực hiện hết các thao tác để đỗ xe an toàn. Tuy nhiên, khi đỗ xe, đặc biệt tại các vị trí không bằng phẳng, việc tài xế chuyển cần số về vị trí P trước khi kéo phanh tay sẽ góp phần gây ảnh hưởng xấu cho các chi tiết trong cơ cấu hộp số.

Xét về chức năng, cả phanh tay ô tô và việc chuyển cần số về vị trí P trên hộp số tự động đều có tác dụng giữ cho xe đứng yên khi người lái dừng, đỗ xe. Tuy nhiên, cơ chế để giữ xe đứng yên của phanh tay và chế độ P trên hộp số hoàn toàn khác nhau. Trong khi, phanh tay tác dụng lực ép guốc phanh vào tang trống hoặc thắng đĩa giúp xe đứng yên, thì chế độ P trong hộp số tự động của ô tô đa phần đều dùng cơ cấu khóa chốt đỗ hay còn gọi là bánh răng cóc (parking pawl) vào các ngàm giữ trên trục ra của hộp số, để giữ cho xe không di chuyển.

Do đó, theo các tài chuyên gia, nên dùng búa bọc lớp vải và gõ nhẹ vào la-zăng, đĩa phanh vài lần. Rung động có thể giúp gỉ sét rơi bớt, tách đĩa và má. Sau đó lên xe, cài số D đạp ga, chuyển số R đạp ga tiếp, làm một vài lần sẽ giúp má phanh hết bó. Nếu đã thực hiện những bước này mà không xử lý được, cần gọi thợ kỹ thuật.

Để tránh bị bó phanh, sau khi rửa xe tài xế nên chạy một quãng đường dài, thực hiện rà, nhả liên tục để làm nóng phanh, kết hợp với gió sẽ nhanh khô hơn. Nếu đi vào trời mưa, khi đỗ không nên kéo phanh tay, về P là đủ giữ xe không di chuyển. Với xe số sàn gài số 1. Cẩn thận hơn, có thể dùng gỗ, gạch để chèn bánh.

Sau những ngày mưa liên tục, khi trời tạnh tài xế nên rửa xe ngay, chú ý những phần dễ bị nhét cát, bụi, rác mà không nhìn thấy bên ngoài. Làm sạch những chi tiết này để giữ kim loại bền hơn, không bị gỉ sét gây những tác hại khác.

Ngoài ra, khi đỗ xe, các lái xe nên thực hiện theo các bước đạp phanh chân cho xe dừng hẳn, kéo phanh tay sau đó chuyển vị trí cần số từ D về P rồi mới tắt máy.  Điều này sẽ góp phần giảm thiểu sự mài mòn cũng như hư hại các chi tiết trong hộp số.