Nghiên cứu trên do giáo sư Dror Angel thuộc Trường Đại học Haifa ở miền Bắc Israel chủ trì, với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu tới từ Trường Cao đẳng Braude ở thành phố Karmiel.
Giáo sư Angel và nhóm nghiên cứu của ông tin rằng sứa có thể xử lý những mẩu nhựa nhỏ trong nước. Các chuyên gia sẽ kiểm tra khả năng sử dụng chất nhờn từ con sứa để giữ và loại bỏ những mẩu nhựa nhỏ ra khỏi nước tái chế từ các nhà máy xử lý nước thải.
Các hạt nhựa siêu nhỏ, bao gồm mảnh nhựa nhỏ và các hạt siêu nhỏ, một khi lẫn trong nước, thường khó thu gom. Trong môi trường đại dương, các chất xả thải này có thể trở thành thức ăn của các loài cá, chim... và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi đánh bắt và tiêu thụ các loại cá, chim này.
Một nhóm các nhà khoa học cho biết hồi năm ngoái khoảng 40% lượng cá đánh bắt tại các hồ và biển tại Nhật Bản có chứa các hạt nhựa siêu nhỏ trong cơ quan tiêu hóa của chúng.
Theo các chuyên gia, tổng lượng rác thải nhựa mỗi năm thu gom tại các đại dương trên thế giới vào khoảng 4,8 triệu đến 12,7 triệu tấn.