Hơn một nửa số loại thuốc ung thư được đưa ra thị trường ở Anh không có bằng chứng cho thấy có tác dụng với sức khỏe của bệnh nhân.

Theo thông tin đăng tải trên tạp chí British Medical Journal (BMJ), hơn một nửa số thuốc chữa ung thư được phê duyệt sử dụng ở Anh trong những năm gần đây chưa được chứng minh giúp bệnh nhân sống lâu hơn.

Đây là nghiên cứu của nhóm chuyên gia đến từ trường ĐH King's thuộc ĐH London và ĐH Kinh tế London.

image_9065332.jpgẢnh minh họa.

Nhóm nghiên cứu cho hay, nhiều loại thuốc gián tiếp (thay thế) đắt tiền có lợi ích lâm sàng được phê duyệt sử dụng nhưng không đưa lại hiệu quả khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng, nguồn lực xã hội bị lãng phí và việc chăm sóc y tế bị suy giảm.

Kết quả trên dựa theo phân tích báo cáo phê duyệt sử dụng thuốc điều trị ung thư của Cơ quan Thuốc châu Âu từ năm 2009 đến năm 2013. 

Trong số 68 loại thuốc chữa ung thư được phê duyệt trong giai đoạn này, có 39 loại thuốc (tức 57%) đưa ra thị trường là thuốc thay thế và không có bằng chứng cho thấy chúng giúp kéo dài thời gian sống hoặc góp phần nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Theo các nhà nghiên cứu, sau 5 năm có mặt trên thị trường, chỉ có 8 loại thuốc cho thấy giúp bệnh nhân sống lâu hơn và góp phần nâng cao chất lượng sống.

Trong số 68 loại thuốc đã được EMA phê duyệt, 35% bệnh nhân kéo dài được thời gian sống và chất lượng sống so với những phương pháp điều trị hiện tại hoặc giả dược, 33% loại thuốc còn lại không chắc chắn có tác dụng thật sự hay không.

Tờ Independent dẫn lời TS Courtney Davis, tác giả chính của công trình nghiên cứu, cho hay: "Chúng tôi đánh giá các loại thuốc được đưa vào thị trường trong 5 năm, đa số chúng không có bằng chứng cho thấy giúp bệnh nhân sống lâu hơn và có thể cải thiện chất lượng sống".

Phản ứng trước công bố trên, một phát ngôn viên của EMA cho hay: "EMA không có thời gian để phân tích kết quả nghiên cứu của BMJ một cách chính xác. 

Vì vậy, chúng tôi không thể đưa ra bình luận. Những gì chúng tôi có thể nói là EMA đã thảo luận về bằng chứng tác dụng của các loại thuốc và mong có thêm tranh luận về vấn đề này".

Theo VNN

TIN LIÊN QUAN