Hội thảo có sự tham gia của trên 40 thành viên, là đại diện các doanh nghiệp, HTX, làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Nội dung hội thảo được chia làm 2 phần, phần thứ nhất diễn ra trong sáng 19/12 bàn về giải pháp truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp, tạo thuận lợi trong kinh doanh.

bna_toan_canh_anh_quang_an9019830_19122018.jpgTham dự hội thảo có đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Công Thương, Sở Khoa học & Công nghệ, VCCI Nghệ An, Liên minh HTX Nghệ An cùng các thành viên. Ảnh: Quang An
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - Trưởng bộ môn Quản trị thương hiệu - ĐH Thương mại đã trình bày những lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa và quy trình truy xuất nhãn mác sản phẩm, trong đó nhấn mạnh việc truy xuất không những giúp biết được nguồn gốc sản phẩm, tạo dựng lòng tin người tiêu dùng mà còn giúp đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giá trị sản phẩm, là điều kiện bắt buộc nếu sản phẩm muốn "vươn tầm".

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh trình bày những lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Ảnh: Quang An
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 30 sản phẩm thực hiện việc dán tem truy xuất nguồn gốc. Kết quả là sản phẩm của bà con nông dân được tiêu thụ mạnh hơn, khẳng định chất lượng, thương hiệu, uy tín và mang lại hiệu quả kinh tế. Có thể kể đến một số sản phẩm như Cam Vinh, nước mắm Vạn Phần, tương Sa Nam, nấm  sạch ATC,  ổi, bơ  Nghĩa Đàn, bưởi, rượu mú từn, rượu cam Con Cuông, gà Thanh Chương, giò chả, rau, củ quả Con Cuông....
Dự kiến trong năm 2019 sẽ có khoảng 10 sản phẩm nông nghiệp khác trên địa bàn, trong đó có một số sản phẩm thuộc vùng dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An sẽ được dán tem truy xuất nguồn gốc.
Dán tem truy xuất nguồn gốc cam Vinh tại Quỳ Hợp. Ảnh: Quang An