Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, phần lớn số sinh viên thất nghiệp rơi vào những trường chất lượng yếu, trường mới thành lập.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 16/11, Đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) nhắc lại con số hiện nay có 191.000 sinh viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm. Nhưng ở các địa phương cũng có rất nhiều các trường đại học, các trường này vẫn tiếp tục đào tạo, gây mất cân đối cung cầu.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp khắc phục tình trạng này, có nên tiếp tục đào tạo như vậy không?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, mỗi năm có khoảng 300.000 sinh viên ra trường, theo thống kê của các trường đại học mà Bộ yêu cầu báo cáo, khoảng 80% sinh viên ra trường có việc làm. Số sinh viên có việc làm ngay rơi vào nhóm trường tốp trên, có bề dày, có kinh nghiệm. Còn phần lớn sinh viên chưa có việc làm hoặc thất nghiệp lâu rơi vào trường chất lượng yếu, trường mới thành lập.

images1746667_bo_truong_phun_xua_nha__1_.jpgBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn

Tới đây, Bộ làm mạnh điều chỉnh mạng lưới các trường đại học, áp dụng chuẩn với trường và ngành để hỗ trợ các trường mới mở hoặc yếu kém thành phân hiệu hoặc thành những trường thành viên của đại học lớn. 

Bộ đã làm việc với VCCI, doanh nghiệp để đào tạo bổ sung. Hiện sư phạm thừa nhiều, khoảng 70.000 sinh viên ra trường, giờ rà soát lại, đào tạo bổ sung để cố gắng sử dụng số giáo viên theo chuẩn, tránh lãng phí, để họ có được việc làm đúng với nghề.

Xưa nay ta quan tâm quá nhiều đầu vào nhưng quan trọng là đào tạo bảo đảm chất lượng và đầu ra. Vừa qua yêu cầu báo cáo sinh viên tốt nghiệp, sắp tới trường nào không báo cáo, báo cáo không đúng hoặc có việc làm không cao thì Bộ sẽ có phương án hạn chế những trường này.

Dùng quyền giơ bảng truy vấn Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nói: Tôi muốn hỏi trong số 191.000 sinh viên thất nghiệp thì Bộ GD&ĐT có lỗi gì không? 

“Thực ra là có lỗi. Tôi nhận thấy như vậy và nên rằng thừa nhận điều đấy trước Quốc hội. Cần phải nhấn mạnh rằng, lỗi lớn nhất là đào tạo chưa gắn với nhu cầu. Quy hoạch các trường đại học chưa hợp lý”, đại biểu Trí nói. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đáp: “Trước hết chúng tôi xin nhận trách nhiệm. Chất chất lượng còn phụ thuộc vào nhiều nhiều yếu tố trong và ngoài nhà trường. Nhưng trước hết, là Bộ được phân công và chịu trách nhiệm chỉ đạo, chúng tôi chịu trách nhiệm về nhiều trường hợp sinh viên ra trường nhiều mà không có việc làm. Đây là một quá trình, vừa làm vừa điều chỉnh, chúng tôi đã nhận thức được và đang điều chỉnh”.

Cũng tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đã có chỉ đạo điều chỉnh các cơ sở đào tạo theo hướng bám sát thực tiễn, trong quá trình đào tạo có ý kiến nhà tuyển dụng...

Phân tích về thực trạng chất lượng lao động, Bộ trưởng khẳng định trong thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo trong chương trình phổ thông, sách giáo khoa nhấn mạnh về nội dung phân luồng, để làm sao các cháu vào học THPT đã có định hướng nghề.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành khung hệ thống giáo dục quốc dân. Sau khi ban hành nhận được sự hoan nghênh rất nhiều, giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân liên thông rất tốt. Bộ trưởng tin rằng với khung này và chương trình, sách giáo khoa mới sẽ có sự phân luồng chủ động.

Theo Kinhtedothi.vn

TIN LIÊN QUAN