Khoản 12, điều 9 Luật Báo chí mới quy định: nghiêm cấm hành vi “đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.
Tại sao lại xuất hiện từ phóng viên đi cạnh từ nhà báo? Theo Luật Báo chí mới, “Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo” (khoản 1 điều 25 Luật Báo chí sủa đổi năm 2016).
Còn, phóng viên, theo những chuyên gia pháp luật về báo chí, khái niệm “Phóng viên” trong Luật Báo chí mới được hiểu là người được ký hợp đồng với tòa soạn với chức danh “Phóng viên” nhưng chưa đủ điều kiện để cấp thẻ Nhà báo. Phóng viên là người đến cơ sở, thông qua các biện pháp nghiệp vụ của mình khai thác, xử lý thông tin viết bài đăng báo. Thông thường phóng viên chua có thẻ Nhà báo khi đến cơ sở, đơn vị tác nghiệp dùng giấy giới thiệu của cơ quan báo chí cử đi.
Nói như vậy, từ ngày 1/1/2017, Luật Báo chí mới có hiệu lực thì chính thức, tại văn bản luật đã quy định bảo vệ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ nhà báo, phóng viên tác nghiệp bằng giấy giới thiệu của cơ quan báo chí. Điều này là điểm tiến bộ, điểm mới của Luật Báo chí cũ.
Khoản 12, điều 9 Luật Báo chí sửa đổi năm 2016, có hiệu lực vào ngày 1/1/2017, quy định: Nghiêm cấm các hành vi “đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. Xăng tăng giá, người ta nghĩ ngay đến việc đi lại, phí sinh hoạt tăng theo |
Nói thế không có nghĩa là, bây giờ phóng viên chưa có thẻ nhà báo (phóng viên tác nghiệp bằng giấy giới thiệu) là chưa được bảo vệ. Thực tế, ngay từ Nghị định 159/2013/NĐ-CP, ký ngày 12/11/2013, có hiệu lực vào ngày 1/1/2014, đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ Nhà báo.
Tại điều 7 Nghị định 159/2013/NĐ-CP ghi rõ: “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên;
c) Thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này”.
Với lý giải tương tự, trong Nghị định 159, danh xưng “phóng viên” được đặt bên cạnh danh xưng “nhà báo” và được bảo vệ như nhau trước những hành vi cản trở trái pháp luật, uy hiếp tính mạng, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu…
Ấy vậy mà thực tiễn tác nghiệp, nhiều phóng viên vẫn phản ánh với người viết về tình trạng đến các cơ sở, xuất trình giấy giới thiệu lại bị đòi hỏi phải có có thẻ Nhà báo mới tiếp. Có những cá nhân khi phóng viên chưa có thẻ Nhà báo tiếp cận lại có thái độ coi thường, có lời lẽ xúc phạm và không hợp tác để phóng viên tác nghiệp đúng luật.
Các chuyên gia pháp luật về báo chí truyền thông khuyến cáo, khi phóng viên gặp những tình huống cản trở như vậy, hãy gửi đơn và bằng chứng đến Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam để được giải quyết.
Khi Luật Báo chí mới có hiệu lực, việc luật hóa quy định bảo vệ phóng viên tác nghiệp đúng pháp luật, khiến cho việc bảo vệ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ Nhà báo được mạnh mẽ hơn. Trước đó, quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ Nhà báo cũng đã được bảo vệ bằng Nghị định 159/2013/NĐ-CP. Ngay từ bây giờ có thể nói, đừng cá nhân tổ chức nào nại lý do hay hoạnh họe không tiếp vì phóng viên chưa có thẻ Nhà báo.
Theo Infonet