Ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản.

bna_image_6731313_432018.jpgNgư dân Nghệ An đánh bắt hải sản có giá trị kinh tế cao nhờ đầu tư đóng thuyền to máy lớn. Ảnh: Xuân Hoàng

Theo Nghị định 17/CP, đối tượng được hỗ trợ là chủ tàu đóng mới và sở hữu tàu khai thác hải sản xa bờ hoặc tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên; tàu đóng mới thay thế các tàu làm nghề lưới kéo có công suất từ 90CV trở lên chuyển đổi sang làm các nghề được khuyến khích phát triển như: Lưới vây, nghề lưới rê (trừ lưới rê khai thác cá ngừ), nghề câu, nghề chụp, dịch vụ hậu cần.

Mức hỗ trợ của Nghị định 17/CP: Đối với tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản đóng mới vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 800CV đến dưới 1.000CV, chủ tàu được hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 6,7 tỷ đồng/tàu; Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 1.000CV trở lên, chủ tàu được hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 8 tỷ đồng/tàu.

Đối với tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản đóng mới vỏ composite có công suất từ 800CV trở lên (bao gồm cả các trang thiết bị mới), chủ tàu được hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 6,7 tỷ đồng/tàu.

Ngư dân Nghệ An yên tâm vươn khơi bám biển dài ngày trên những con tàu công suất lớn. Ảnh: Xuân Hoàng
Ngư dân Nghệ An những năm qua đã tiếp cận với chính sách hỗ trợ của Nghị định 67/CP, hơn 100 chiếc tàu công suất lớn đã và hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi vươn khơi bám biển dài ngày. Vì vậy, Nghị định 17/CP ra đời là điều kiện để ngư dân Nghệ An thêm động lực tiếp tục đầu tư đóng thuyền to máy lớn, hướng đến mục tiêu đến năm 2020 Nghệ An có 618 tàu thuyền trên 400 CV (hiện toàn tỉnh đã có gần 450 tàu thuyền trên 400 CV).