(Baonghean.vn) Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Nam Đàn hiện có trên 23.000 hội viên, sinh hoạt trong 330 chi hội. Toàn huyện đến nay có gần 500 mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ đứng chủ, trong đó có trên 300 mô hình phát huy hiệu quả cao. Có được kết quả như vậy là nhờsự quan tâm của các cấp hội về chuyển giao các tiến bộ KHKT vào chăn nuôi sản xuất... và tạo điều kiện để hội vốn.


Chúng tôi về xã Nam Anh đúng vào mùa thu hoạch hồng xu (hồng không hạt). Chị Nguyễn Thị Thu, trước đây là hội viên nghèo thuộc xóm 7, xã Nam Anh, phấn khởi cho biết: từ năm 2003, được sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ xã, chị được vay 2,3 tạ phân để chuyển đổi và thâm canh phát triển cây hồng tại vùng Đầm Nứa. Chị được cán bộ phụ nữ trong chi hội và Hội Phụ nữ xã trực tiếp truyền đạt kinh nghiệm, kiến thứctrồng hồng.

  770274_small_68232.jpg

Mô hình sản xuất tương của chị Nguyễn Thị Hồng - khối Mai Hắc Đế (Nam Đàn)


Đến nay, gia đình chị đã có mô hình cây ăn quả trên vườn đồi với khoảng 30 gốc hồng, ngoài ra chị còn bố trí trồng mấy chục gốc cam, quýt, chè, sả, riềng. Chị Thu nhẩm tính mỗi năm gia đình có thu hoạch trên 2 tấn hồng, lãi trên 10 triệu đồng, thu nhập cả mô hình trên 15 triệu đồng/năm.Được biết, mỗi tháng chị Thu còn tích góp tiền theo phườngbạn cùng các chị em trong chi hội.


Ghé vào làng nghề tương truyền thống Phan Bội Châu (Thị trấn Nam Đàn) hỏi thăm chị Nguyễn Thị Hồng - Hội trưởng Chi hội Phụ nữ khối Mai Hắc Đế, ai cũng biết. Sinh ra trong một gia đình làm tương truyền thống tại Nam Đàn, chị nuôi ước mơ trở thành địa chỉ sản xuất tương ngon.

Theo lời kể của chị thì ngày đầu mới làm nghề, chị được chi hội phụ nữ khối giúp đỡ cho vay 100 ngàn, đồng để mua 1 chum làm tương. Năm 2002, chị lại được chi hội cho vay 500 ngàn đồng để mua thêm 5 cái chum, được chị hội tập huấn kỹ thuật làm nghề tương nâng cao chất lượng. Xác định việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tương là quan trọng, chị tìm mua nguyên liệu đậu tương trên địa bàn huyện Nam Đàn, Anh Sơn, Thanh Chương. 

Đến nay, cơ sở sản xuất tương của chị đã có quy mô lớn, gồm 50 chum tương, máy xay đậu. Mỗi năm, cơ sở sản xuất của chị sản xuất trên 5 vạn lít nước tương bán ra thị trường, lãi gần 40 triệu đồng/năm.Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm tương của chị rộng dần từ, Thành phố Vinh, Hà Nội, Cửa Lò các điểm du dịch trong nước. Cơ sở của chị đã tạo việc làm ổn định cho 4 lao động là chị em nghèo trong khối, với thu nhập 1,8 triệu đồng/tháng/người.


Đến nay, toàn huyện có gần 500 mô hình làm kinh tế do phụ nữ đứng chủ, tăng 160 mô hình so với nhiệm kỳ trước. Gần 300 mô hình sản xuất kinh doanh do phụ nữ đứng chủ lãi trên 40 triệu đồng/năm. Nhiều mô hình xây dựng theo quy mô trang trại như mô hình chăn nuôi lợn siêu nạc, bò lai sind của hội viên hội phụ nữ xã Nam Lĩnh, Nam Anh, Nam Hưng, Nam Xuân, phong trào nuôi cá lúa, trồng rau màu hàng hóa cao cấp của chị em hội phụ nữ Xuân Hòa, Nam Xuân, Nam Thanh; phong trào trồng hoa của phụ nữ Nam Giang, Xuân Hòa. Trong 5 năm qua, các cấp hội phụ nữ đã góp phần giảm được trên 1.300 hộ nghèo, trong đó 315 hộ nghèo do phụ nữ đứng chủ. Trên 95% chị em làm kinh tế có hiệu quả, đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh có lãi.


Có được những kết quả trên là nhờ vào vai trò của các cấp hội phụ nữ Nam Đàn trong phong trào vận động, hỗ trợ chị em phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập. Theo chị Hồ Thị Minh Thủy- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nam Anh, thì do phần lớn hội viên có trình độ ứng dụng KHKT còn hạn chế, hội đã phối hợp, tham mưu Ban Nông nghiệp xã, Ban Khuyến nông và HTX nông nghiệp tập huấn kỹ thuật về các giống cây, con để ứng dụng cho năng suất cao.

Được sự quan tâm của Huyện hội, hội xác định việc huy động vốn tại chỗ để hỗ trợ chị em phát triển kinh tế bằng các hình thức. Đó là, thành lập 12 tổ tiết kiệm tín dụng phụ nữ, trung bình mỗi chị 50 ngàn đồng /tháng, mỗi năm hội đã tích lũy vốn gần 200 triệu đồng vận động chị em gây phường hội để tích góp đồng tiền.


Bà Trần Thị Hồng- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Đàn, cho biết, Nhiệm kỳ qua, các cấp hội đã tổ chức gần 400 lớp tập huấn, gần 500 buổi nói chuyện chuyên đề, đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn thông qua xây dựng tổ tiết kiệm. Đến nay, 24/24 xã trên địa bàn huyện đều có tổ tiết kiệm tín dụng, huy động mỗi năm 3 tỷ đồng, trên 70% hội viên phụ nữ tham gia thường xuyên.

Nhờ khai thác tốt các nguồn vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội Nam Đàn, Quỹ tình thương chi nhánh 25 tại Nam Đàn, vốn từ các dự án, 5 năm qua, các cấp hội đã huy động nguồn vốn trên 270 tỷ đồng. Với số vốn này, hội đã giải quyết cho trên 40 ngàn lượt hộ phụ nữ vay, ưu tiên phần nhiều các hộ phụ nữ nghèo và đứng chủ. 95% số chị em được vay vốn đã tổ chức sản xuất có hiệu quả trên các lĩnh vực như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất kinh doanh.


Lương Mai