(Baonghean) Vào những ngày tháng tưlịch sử, có một người cựu chiến binh xứNghệmột mình lặng lẽtìm vềchiến trường xưa - nơi có những người dân nhiệt tìnhđã che chở, giúpđỡbộđội vượt qua bao hiểm nguy, gian khổ. Bằng tâm thành của một người lính trởvềtừbinh lửa, ôngđã có những việc làm tri ânđầy cảmđộng.
Chiến trường xưa
Năm 1972, nhờ bố mẹ cất giữ hai giấy báo nhập học của Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và Hàng hải Hải Phòng, Trần Hưng Long rời quê xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương nhập ngũ. Đầu năm 1974, trong Đại đội trinh sát (C20), Sư đoàn 324, Quân đoàn 2, anh tham gia chống địch lấn chiếm tại chiến trường Trị Thiên, sau đó cuốn theo cơn lốc của các chiến dịch giải phóng Huế, Đà NΩng, TP Hồ Chí Minh.
Tháng 7/1975, Sư đoàn "thép" 324 quay ra Thị xã Phan Thiết, riêng C20 đóng quân tại thôn Thuận Hòa, xã Thuận Thành (cách Phan Rang chừng 3 km) để tiếp tục chiến dịch cam go giữa thời bình: Truy quét Fulro trên núi rừng huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) và huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).
Sau ngày giải phóng, xã Thuận Thành (nay là xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước) có anh Mai Văn Phê từng bị bắt đi lính chế độ cũ, qua đợt tập trung cải huấn ngắn hạn anh sớm trở về đoàn tụ gia đình. Anh Phê cởi mở, nhiệt tình, hết lòng giúp đỡ 3 chiến sỹ trinh sát ở trong nhà. Xe đạp nhà anh thành xe quân dụng để các chiến sỹ thay nhau ra Phan Rang chở mắm muối, cá khô lên rừng truy quét Fulro.
CCB Trần Hưng Long
C20 trinh sát triển khai bám trụ trong các xóm, thôn, cùng bộ đội địa phương vừa truy quét Fulro, vừa xây dựng củng cố chính quyền cơ sở. Trung đội của Trần Hưng Long cắm chốt tại thôn Liên Sơn, xã Phước Sơn (nay là xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước). Thiếu nước, đất và người thôn Liên Sơn quay quắt cỗi cằn, chỉ có thuốc lá thuốc lào dân trồng và cây xương rồng mọc tự nhiên là tươi tốt.
Đêm, bộ đội ta ngủ đầu thôn, Fulro mò vào quấy phá cuối thôn, chúng nã cối vào những nhà dân mà chúng nghi có bộ đội. Sau mấy lần thoát hiểm, tối tối bộ đội vẫn buông màn, dày dép xếp ngay ngắn dưới giường, chừng 22h tất cả lặng lặng rút ra phía rừng khộp cách thôn chừng 5-6 cây số, chia thành từng tốp suốt đêm ngồi tựa lưng nhau, tay ghì ôm súng, mắt thức mắt ngủ theo cách của loài dơi, trời sáng tất cả lục tục trở về thôn bám trụ. Nhờ cách "ngủ" của dơi nên C20 trinh sát tránh được thương vong do Fulro tập kích.
Chiến sỹ Pi Năng Chiếc là bộ đội địa phương phối hợp chiến đấu trong đội hình của đơn vị. Pi Năng Chiếc hy sinh tháng 3/1976 trong trận truy quét Fulro tại khu vực Hòn Bà, huyện Ninh Sơn. Trận ấy, một chuyện hy hữu đã xảy ra: 6 dân quân địa phương trong khi phối hợp với bộ đội chủ lực truy quét Fulro đã bị lạc rừng và bị tiểu đội bắt nhầm làm tù binh. Trong 6 "tù binh" có một người trước đó bị thương dập mắt cá chân vì dính đạn của ta.
Sau nhiều ngày truy quét từ rừng trở về,tất cả lính ta đều bị ốm vì sốt ác tính. Được trung đội của anh Trần Hưng Long hậu thuẫn, cuối 1975, thôn Liên Sơn thành lập Chi đoàn Thanh niên. Ngày ấy, ông trưởng ấp (dưới chế độ cũ) có con gái tên Xuân, 17 tuổi, đang học tú tài bán phần (nay là lớp 11/12), lính ta bầu chọn là hoa khôi Chi đoàn. Xuân thầm yêu trộm nhớ anh lính quê Nghệ, nhưng anh lính "tồ" nhà ta không hay biết. Cùng tiểu đội có đồng hương Trần Anh Văn quê xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu. Văn bắt được "tần số" trái tim nàng dành cho bạn mình. SΩn có chữ viết giống chữ của Long, Văn liều làm thơ lấy tên Long và bí mật giao thơ tình tận tay nàng. Trước hôm trung đội về Phan Rang tập huấn, Chi đoàn Liên Sơn kết nghĩa tổ chức gặp mặt chia tay, nàng chủ động gặp, trách Long:
- Sao anh nói và làm không như những điều anh viết trong thơ?
Bữa đó, Long mướt mồ hôi làm công tác tư tưởng, ghi nhận tấm lòng của Xuân, nhưng vì lính trận nay Nam mai Bắc nên đành lỡ hẹn...
Tháng 4/1976, Long nhận lệnh ra Bắc học lớp Quân báo, sau đó biệt phái học Đại học KTQD Hà Nội. Rồi bấy mươi năm làm việc trên vùng đất Phủ Quỳ, hiện Trần Hưng Long là Chánh Văn phòng UBND Thị xã Thái Hòa, anh luôn nhớ về những tên đất, tên người từng đùm bọc, cưu mang lính trận năm xưa.
Tri ân
Một ngày vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, anh Trần Hưng Long một mình ngồi tàu vào Nam tìm lại chiến trường xưa. Đến Phan Rang, anh Long bắt xe ôm ra cầu Đạo Long. Sau khi định hình khu vực đơn vị từng đứng chân, anh tiếp tục qua sông Dinh vào xã Thuận Thành (nay là xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước), hỏi tìm vào nhà ông Mai Văn Phê ở thôn 2A:
-Anh Phê còn nhớ chú bộ đội bị sốt rét ác tính, nhờ anh chạy chữa mới thoát khỏi tử thần?
-Trời! Tụi mày ba thằng, chỉ mình mày sốt dữ. Tao đắp hết mấy cái chăn mà mày vẫn run bắn như điện giật. Sống được là phúc lớn đó nghen.
Câu chuyện râm ran trong ngôi nhà lợp tôn thấp tè, từ lâu điện lưới đã vào tận nhà mà gia chủ chưa sắm nổi chiếc quạt điện.
Chiều ấy, anh ra chợ Tháp Chàm mua 3 quạt điện đủ trang bị mỗi giường 1 chiếc, sắm 1 đèn tích điện, 1 máy bơm nước để được góp phần "giải phóng" và "hiện đại hóa" mấy thứ vật dụng trong căn nhà nghèo - nơi từng đùm bọc anh trong những năm tháng chiến tranh. Hôm sau, anh cùng ông Phê trên xe máy cà tàng, vượt mấy chục cây số ngược lên tiểu khu lâm nghiệp Ma Nới huyện Ninh Sơn hỏi tìm gia đình Liệt sỹ Pi Năng Chiếc. Một người từng tham gia truy quét Fulro ngày đó cho biết, Liệt sỹ Pi Năng Chiếc quê huyện Bác Ái.
Hai người tiếp tục ngược lên Nông trang Nha Hố thuộc xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. Hỏi tìm vào nhà một trong 6 dân quân bị bắt làm "tù binh" năm nào, nhưng ngồn ngộn chuyện làm ăn kinh tế đã choán hết bộ nhớ của chủ nhà. Mãi khi ông khách nhắc lại trận quân ta mai phục tóm gọn tốp 6 quân mình, trong đó chủ nhà bị dính viên đạn AK vào mắt cá chân, bấy giờ ông "tù binh" mới thốt lên "ui cha" và ghì ôm ông khách không mời mà đến. Ông "tù binh" liền gọi vợ và mấy đứa con lộc ngộc ra xếp hàng trước mặt khách:
-Mẹ con mày cảm ơn bác này đã cứu tao! Bữa đó ổng dí nòng AK đỏ lựng vào mang tai tao, ổng mà bóp cò thì tao chết mục xương rồi.
- Tất cả đều do nhóm 6 dân quân các anh mà ra. Đi truy quét Fulro lại trang bị súng AR 15, cả quần áo, dày, ba lô đều là của lính chế độ cũ. Hỏi mật khẩu thì ú ớ, cả 6 ông được làm "tù binh" là phúc to như trời, không thì tất cả đã "liệt sỹ" hoặc thương binh!
Hôm sau, hai người tiếp tục lên huyện Bác Ái, vừa đi vừa dò hỏi, cuối cùng cũng tìm được căn lều của bà Pi Năng Thị Chính ở Thị trấn Phước Đại, bà Chính đang thờ em trai là Liệt sỹ Pi Năng Chiếc. Cắm nén hương viếng người đồng đội sau bao năm chưa tìm thấy mộ, anh day dứt vì cái nghèo, cái khổ vẫn hiện diện trong túp lều thờ Liệt sỹ. Anh lên đặt vấn đề với lãnh đạo huyện Bác Ái, và xin góp 5 triệu đồng để cùng huyện chi ngân sách xây nhà tình ngĩa tặng bà Pi Năng Thị Chính.
Tiếp tục ngược lên thôn Liên Sơn thăm mấy cô du kích năm xưa. Địa hình, cảnh quan thôn không thay đổi, vẫn mấy cây me già, vẫn loi thoi những luống đất trồng thuốc lá thuốc lào. Vào nhà cô Xuân, nhà lợp tôn lè tè chẳng hơn gì lều vịt:
- Mấy anh đi mua ngạnh (dê) phải không?
Ông Phê đỡ lời:
- Xuân không nhớ mấy ổng bộ đội ngày xưa đánh Fulro, được nữ dân quân Liên Sơn nấu cơm cho ăn à?
Bà Pi Năng Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận trao chìa khóa ngôi Nhà tình nghĩa tới gia đình bà Pi Năng Thị Chính (ảnh nhân vật cung cấp).
Sau phút định thần, bà chủ quần ống thấp ống cao thốt lên được mấy tiếng "ôi, anh Long!". Nước mắt lăn xuống gò má nhăn nheo, bà luống cuống mời khách vào túp lều không có nổi bàn ghế cho khách ngồi. Cưới nhau, sinh được 3 mặt con, chồng bỏ vợ con và quê nghèo vào Đà Lạt, mình Xuân nuôi 3 con, giờ tài sản lớn nhất là 5 con dê. Gái đầu lấy chồng là bộ đội làm ở kho quân giới, đứa thứ hai làm thợ tại TP Hồ Chí Minh, đứa thứ 3 học tại quê.
Trên đường về Phan Rang, anh nhờ ông Phê hạch toán chi phí thuê thợ, mua nguyên vật liệu. Về tới Thị xã Thái Hòa, anh gửi tiền vào xây căn nhà 15 triệu đồng tặng cô Xuân. Bằng tâm thành của người lính trở về từ binh lửa, bằng thảo thơm của đồng lương công chức, anh coi việc làm tri ân này là dịp để nghĩ về một thời trẻ trai của thế hệ mình, một trong những thế hệ được góp phần cùng toàn dân tộc làm nên ngày vui đại thắng.
- Nhưng mà buồn nhà báo ạ. Cô Xuân chỉ 2 năm ở trong căn nhà ấy thì bị bạo bệnh ra đi, giá như căn nhà mới ấy đến với mẹ con Xuân sớm hơn.