(Baonghean.vn) -Mỗi nhà kéo, mắc điện một kiểu, có những đường dây dẫn điện nằm sát mặt đất, vắt trên mái nhà, tôn lợp...Thực trạng này tiềm ẩn vô số nguy cơ trong mùa mưa lũ ở miền Tây Nghệ An.
Cột điện được làm bằng tre, nứa hay bất kỳ một chiếc cọc nào; dây điện mắc chằng chịt, thấp lè tè… Không ít trường hợp tai nạn thương tâm xuất phát từ mạng lưới điện tạm bợ và sơ sài này. Mùa mưa đã đến, nguy cơ mất an toàn lưới điện miền núi ngày càng đáng báo động. Ảnh chụp tại bản Pa Tý, xã Yên Tĩnh (Tương Dương). Ảnh: Đình Tuân Cột điện được làm bằng nứa, mét đường kính chỉ 3 - 4cm, nhiều cột đã mục nát nhưng vẫn phải oằn mình gánh gần chục dây điện. Ảnh: Đình Tuân Những cây xanh đều được tận dụng để làm cột điện. Hãi hùng hơn khi dây điện được quấn vào cây xoan, loài cây vốn lớn rất nhanh và khi vòng dây giãn ra sẽ khiến lớp vỏ cách điện không còn tác dụng. Bên cạnh đó khi có mưa gió, việc cây gãy đổ, đường dây đứt là điều khó tránh khỏi. Sức khỏe, tính mạng của người dân cũng vì thế mà bị đe dọa. Ảnh: Đình Tuân Với nhiều người dân miền núi, chỉ cần có điện để sử dụng còn việc bảo đảm an toàn không phải là điều quan trọng. Ảnh: Đình Tuân Hãi hùng với kiểu mắc điện như thế này. Ảnh: Đình Tuân Một kiểu mắc điện rất không an toàn. Ảnh: Đình Tuân Dây điện nằm là là mặt đất. Ảnh chụp tại bản Cặp Chạng, Yên Tĩnh (Tương Dương). Ảnh: Đình Tuân Nguy hiểm hơn, trẻ nhỏ chơi gần đường dây điện. Ảnh chụp tại bản Cành Toong, Yên Tĩnh. Ảnh: Đình Tuân "Cây" cột điện. Ảnh: Đình Tuân Điện được đấu nối rất sơ sài tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Ảnh: Đình Tuân Với cách mắc điện sơ sài, tạm bợ như thế này, nhiều hộ gia đình miền núi vẫn đang từng ngày, từng giờ đối diện với nguy hiểm. Ngăn chặn nguy cơ tai nạn do sử dụng điện không an toàn là hết sức cần thiết, chính quyền địa phương cũng như ngành điện lực cần vào cuộc tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách sử dụng điện an toàn trước khi xảy ra sự cố đáng tiếc. Ảnh: Đình Tuân Đình Tuân