Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, giới trẻ rất quen thuộc và ủng hộ việc sử dụng ống hút tre. Trong khi đó, các bạn trẻ ở Vinh chưa có thói quen này nên thời gian đầu việc thuyết phục mọi người sử dụng ống hút tre thay cho ống hút nhựa tiện lợi, đặc biệt là ở các cửa hàng cà phê khá khó khăn. Bởi nếu so với ống nhựa tiện dụng một lần thì sau khi sử dụng ống hút tre, các quán cà phê còn phải vệ sinh lại ống, phơi khô rồi mới có thể đem sử dụng lại.
Chính vì vậy, sau hơn 4 tháng phát động, CLB đã thuyết phục được 6 quán cà phê trên địa bàn thành phố và hàng chục bạn trẻ sử dụng hơn 500 ống hút tre thân thiện với môi trường thay cho ống hút nhựa.
“Ban đầu, các thành viên đặt ra mục đích của chương trình là nhằm giới thiệu thói quen sử dụng ống hút tre đến với các bạn trẻ ở Vinh. Chúng tôi rất vui là sau đợt triển khai này, nhiều bạn trẻ biết nhiều đến việc sử dụng ống hút tre, có ý thức hơn trong việc hạn chế sử dụng ống hút nhựa. Có bạn còn chủ động liên hệ với nhóm để xin ống hút tre, tuy nhiên vì số lượng có hạn nên chúng mình không đủ để cung cấp”, Ngọc Linh cho biết.
Theo Ngọc Linh, trong thời gian tới, CLB sẽ tiếp tục triển khai thêm các hoạt động khác để giúp các bạn trẻ ở thành phố Vinh ý thức hơn trong việc hạn chế sử dụng ống hút nhựa nói riêng và các sản phẩm về nhựa khác nói chung.
Lý do vệ sinh cũng là một điều để quán của chị cân nhắc chọn dùng ống thủy tinh. Theo chị Linh, các ống hút nhựa dùng một lần đang được bày bán trên thị trường chưa chắc đã đảm bảo vệ sinh. Các ống hút thủy tinh có dụng cụ vệ sinh riêng biệt và quán của chị đều ngâm nước sôi một thời gian trước khi đưa ra sử dụng lại. Và rất nhiều khách hàng đến với quán đều ủng hộ việc sử dụng ống hút thủy tinh.
Hạn chế sử dụng ống hút nhựa, thay ống hút nhựa bằng các loại ống hút khác như ống hút tre, ống hút thủy tinh đang ngày càng phổ biến hơn trong giới trẻ ở thành phố Vinh. Đây là một tín hiệu vui về sự thay đổi nhận thức trong một bộ phận giới trẻ Việt, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang là quốc gia thứ 4 trên thế giới có lượng rác thải nhựa đại dương sau Trung Quốc, Indonesia và Philppines.