Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc, chất lượng cuộc sống. Khi mất ngủ, sức khỏe sẽ nhanh chóng tuột dốc, cơ thể mệt mỏi, mất tập trung... và nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây những hệ lụy nguy hiểm.
Thử tìm nguyên nhân của bệnh mất ngủ
Thống kê cho thấy, 5% trong số bệnh nhân đến khám đang ở thời kỳ bệnh quá nặng, đa phần là những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, căng thẳng. Nhiều nhất là các nhà quản lý, nhà kinh doanh, công nhân kỹ thuật, người làm việc liên tục với máy tính, lái xe… Ngoài những nguyên nhân “phổ thông” kể trên, việc ăn nhiều cà chua hay các thực phẩm nhiều gia vị sẽ dễ gây ợ hơi. Tình trạng này càng nặng hơn khi nằm và chính nó là nguyên nhân gây khó ngủ. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ cũng có thể gây gián đoạn giấc ngủ do phải thức dậy đi tiểu nhiều lần. Cà phê, rượu, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nhiệt độ, độ ẩm môi trường có tác động trực tiếp đến giấc ngủ. Môi trường quá ẩm sẽ gây ngột ngạt, quá khô sẽ gây đau họng, khô mũi miệng, khó ngủ. Bên cạnh đó, ánh sáng và tiếng ồn khiến người ta khó ngủ hoặc giấc ngủ không được sâu. Các yếu tố môi trường, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, rối loạn giấc ngủ cũng có thể bắt nguồn từ những bệnh tâm thần như: nghiện rượu, trầm cảm… Các nghiên cứu gần đây ở BV. Tâm thần TP.HCM cho thấy, rối loạn giấc ngủ xuất hiện ở 94% số
Tác hại của bệnh mất ngủ
Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc, chất lượng cuộc sống. Khi mất ngủ, sức khỏe sẽ nhanh chóng tuột dốc, cơ thể mệt mỏi, mất tập trung… và nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da giảm sức đàn hồi, sạm da.
Thiếu ngủ sẽ dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ khiến bạn sẽ bị mệt mỏi, chóng mặt, căng thẳng và không còn tập trung vào công việc. Các nhà khoa học cho rằng, tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường. Phụ nữ có độ tuổi từ 30 - 50 phải làm việc đêm ít nhất 6 tháng có nguy cơ phát triển các khối u ở vú cao hơn những người khác. Đối với nam giới, những người phải làm việc đêm có nguy mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn những người không phải làm việc đêm.
Chuyên gia về giấc ngủ, bác sĩ David White, Đại học Y khoa Harvard, cho hay: người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ tăng rủi ro bị cơn suy tim tới 40% so với người ngủ 8 giờ. Một nghiên cứu cho hay thiếu ngủ cũng có thể gây ra nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi. Hậu quả của việc làm vào ban đêm có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó tiêu, đầy hơi. Những người thường xuyên làm việc về đêm dễ bị mắc u xơ ruột.
Ngoài những tác hại của việc mất ngủ đã được kể trên, nếu tình trạng này kéo dài còn gây ra những ra những tác hại khác cho sức khỏe và công việc như: béo phì, đái tháo đường, mất tập trung, ảnh hưởng chất lượng công việc, ảnh hưởng đến tình dục
Cần ngủ bao nhiêu lâu được gọi là đủ?
Nam giới cần được ngủ nhiều hơn nữ giới. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy các chị em phụ nữ cần ngủ khoảng 7 giờ/đêm, trong khi đó nam giới cần khoảng 7,5 giờ/đêm. Trẻ em và người trẻ tuổi cần được ngủ nhiều hơn người lớn, còn người già thì ngủ ít hơn. Ở người già nồng độ melatonin giảm xuống, khiến cho người già nhạy cảm hơn với ánh sáng, do đó dễ bị mất ngủ hơn. Còn với người bình thường, lượng melatonin thường cao hơn khi đêm xuống và vào mùa đông, đó cũng là lý do vì sao giấc ngủ của một người vào mùa đông thường kéo dài hơn so với mùa hè.
Thói quen hằng ngày của mỗi cá nhân có quan hệ mật thiết với thời gian ngủ. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, có những người chỉ ngủ 5 - 6 tiếng mỗi ngày là đủ năng lượng cho một ngày làm việc và học tập, nhưng có những người có thói quen ngủ 8 tiếng/ ngày và chỉ cần ngủ ít hơn một chút là cơ thể trở nên mệt mỏi và uể oải ngay lập tức. Điều đó cũng không có nghĩa là bạn có quyền cắt giảm thời gian ngủ của mình lại. Vì sự thật là ngay cả những người ngủ ít không cảm thấy mệt mỏi nhưng về lâu dài, họ sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, huyết áp, mạch máu và thậm chí giảm tuổi thọ.
Nói chung, không nên ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Không cần thiết phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày mà có thể là 7 tiếng hoặc 9 tiếng. Quan trọng là sau khi thức giấc bạn phải cảm thấy thoải mái, sảng khoái và không còn cảm giác thiếu ngủ, tức là bạn đã ngủ đủ giấc ngủ rồi đấy.
Một số bài thuốc đơn giản mà hiệu quả trị chứng mất ngủ:
Đậu xanh:
Dùng 50g đậu xanh và 10g đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa. Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
Nhãn:
Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30 phút. Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu. Hãy thực hiện liên tục chúng sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ, giấc ngủ sẽ sâu hơn.
Táo đỏ:
Dùng 200g táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. Có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.
Bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cũng nên luyện tập thể dục, tinh thần luôn thoải mái, luyện tập các thói quen để bạn có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Theo SKĐS