Trước đó, Bộ Lao động-TB&XH đã ban hành Công văn số 1684/LĐTBXH-QLLĐNN thông báo chính thức 40 quận, huyện trên cả nước bị tạm dừng, trong đó Nghệ An có 9 huyện (gồm: Nghi Lộc, Cửa Lò, Nam Đàn, TP Vinh, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương). Tư vấn, giới thiệu việc làm mới cho lao động sau thông tin thị trường Hàn Quốc tạm dừng tiếp nhận. Ảnh: Nguyễn Hải
Thời gian qua, huyện đã cố gắng tuyên truyền cho người thân những lao động đi làm việc ở Hàn Quốc để họ vận động con em về nước sau khi hết hạn hợp đồng lao động, từ đó để có thể được xét để đi lại. Tuy nhiên, do địa phương có số lao động xuất khẩu cao nhất nhì toàn tỉnh; phía người sử dụng lao động Hàn Quốc cũng còn có hiện tượng bao che nên tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng vẫn ở mức cao.
Mặc dù cơ hội tìm việc làm tại Hàn Quốc tạm thời đóng lại với 9 huyện trên nhưng cơ hội đối với lao động các huyện còn lại và nhất là 4 huyện nghèo các xã bãi ngang ven biển khó khăn (Quỳnh Lộc - TX Hoàng Mai và Quỳnh Long Quỳnh Lưu) vẫn còn.
Theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc ký với Chính phủ Việt Nam, các địa phương này vẫn được phía bạn tiếp nhận sang làm nông nghiệp, ngư nghiệp và lao động chất lượng cao.
Theo Phòng Lao động-TB&XH - Sở Lao động TBXH tỉnh, năm 2017 là thời gian Nghệ An có nhiều lao động bỏ trốn nhất, với 2.300 lao động khiến 18 huyện, thị bị tạm dừng tiếp nhận. Năm 2018 có 11 huyện, thị bị tạm dừng; năm 2019 có 9 huyện thị bị tạm dừng. Hiện nay, số lao động bỏ trốn đã giảm và đang vận động để giảm tiếp.
Nghệ An đứng đầu danh sách dừng đưa lao động sang Hàn Quốc
Nghệ An có tới 9 huyện, thành trong tổng số 40 quận, huyện, thành của cả nước bị tạm dừng đưa lao động sang Hàn Quốc.