Cục Quản lý Chất lượng Nông - Lâm sản và Thuỷ sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phát đi thông tin cảnh báo của Liên minh châu Âu (EU) về tình trạng nhiễm kim loại nặng đối với các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu, Nafiqad đã nhận được 11 thông tin về 11 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư lượng kim loại nặng là thuỷ ngân, Cadmium vượt giới hạn tối đa cho phép.

images1708767_eu_c_nh_b_o_thu__s_n_vi_t_nam_nhi_m_kim_loa_i_n__ng_57f86a758a6fa.jpgThuỷ sản là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Số vụ cảnh báo đã tăng gấp 2,2 lần so với cả năm 2015. Số lô hàng thủy sản bị cảnh báo kim loại nặng bắt đầu tăng mạnh từ thời điểm cuối tháng 5. 

Để tránh việc tiếp tục bị EU cảnh báo các chỉ tiêu kim loại nặng, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của thủy sản Việt Nam, Nafiqad yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào EU có chương trình quản lý chất lượng, thiết lập, thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát mối nguy kim loại nặng trong đó đặc biệt lưu ý đến việc kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thủy hải sản nhập về nhà máy để chế biến.

Với các trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng phải triển khai chặt chẽ hoạt động kiểm tra, chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu. Trong đó, Cục nhấn mạnh việc kiểm ra lấy mẫu, thẩm tra chỉ tiêu kim loại nặng đối với các lô hàng có thành phần nguyên liệu hải sản được nuôi trồng, khai thác, đánh bắt tại vùng biển các tỉnh miền Trung.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng thủy sản 8 tháng năm 2016 đạt hơn 4,36 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 906 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. 

Đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản với kim ngạch 650 triệu USD, tăng nhẹ 0,5%. So với mức tăng trưởng ngành thuỷ sản những năm trước đây, năm nay tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. 

Thuỷ sản là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 

Theo VnEconomy

TIN LIÊN QUAN