Các nhà nghiên cứu khuyến nghị người dân rửa sạch dụng cụ làm bếp như dao, dụng cụ gọt vỏ, nạo trước khi sử dụng chúng để cắt trái cây hoặc rau.
Các nhà nghiên cứu từ trường Khoa học nông nghiệp và môi trường, ĐH Georgia phát hiện ra dụng cụ làm bếp có thể lây lan vi khuẩn tới các sản phẩm khác nhau. Theo đó, các nhà nghiên cứu khuyến nghị người dân rửa sạch dụng cụ làm bếp như dao, dụng cụ gọt vỏ, nạo trước khi sử dụng chúng để cắt trái cây hoặc rau.
Tác giả cho biết việc dụng cụ làm bếp có thể dẫn tới lây nhiễm chéo là quan trọng. Nhờ nhận thức được điều này, người dân sẽ ý thức hơn để rửa sạch chúng giữa các lần sử dụng. Không chỉ những dụng cụ này lây truyền vi khuẩn mà các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra những sản phẩm khác cũng lây truyền ở những mức độ khác nhau.
Ví dụ nếu cắt 1 quả cà chua hỏng thì vi khuẩn để lại trên dao nhiều hơn so với khi bạn cắt dâu tây. Các tác giả không biết rõ tại sao có sự khác biệt giữa các nhóm thực phẩm khác nhau, nhưng đều biết rằng khi một tác nhân gây bệnh có trong thực phẩm thì rất khó có thể loại bỏ.
Năm 2014, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã kiểm tra các loại thớt thường dùng trong bếp và thấy rằng chúng cũng có thể lây truyền vi khuẩn. Khoảng 3,5% số thớt được kiểm tra ngẫu nhiên ở nhà mang vi khuẩn E.coli và 6,5% số thớt được kiểm tra ở bệnh viện nhiễm loại vi khuẩn kháng thuốc này.
Theo Bệnh viện Mayo, không giống như nhiều vi khuẩn gây bệnh khác, E.coli có thể gây nhiễm trùng ngay cả khi bạn chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ. Thịt bò, sữa chưa tiệt trùng và sản phẩm tươi sống đều là những “phương tiện chuyên chở” và con đường lây lan vi khuẩn cho người, dẫn tới tiêu chảy, đau bụng dữ dội, nôn và sốt. Một số loại rau như rau bina, rau diếp dễ chứa vi khuẩn, tuy nhiên nhóm nghiên cứu của Erikson phát hiện thấy cà chua đặc biệt gây lây nhiễm chéo qua đồ cắt gọt này.
Samollea là một loại vi khuẩn khác có thể bị lây truyền qua dụng cụ cắt gọt trong bếp. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Mỹ, mỗi năm có hơn 1 triệu người Mỹ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, 380 người trong số đó tử vong. Vi khuẩn đa kháng thuốc gây bệnh hen, sốt, và đau bụng trong vòng 12-72 giờ, kéo dài trung bình tới 1 tuần.
Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ đã cảnh báo vi khuẩn gây bệnh có thể sống ở nhiều nơi trong bếp, bao gồm cả tay bạn. Rửa tay ít nhất 20 giây với nước ấm hoặc nước lạnh và xà phòng có thể ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn, chà lưng bàn tay với gừng và dưới móng 2 lần, tráng và lau khô bằng khăn sạch.
Khi chuẩn bị thực phẩm, ngay cả trước khi gọt hoa quả điều quan trọng là phải làm sạch chúng để tránh vi khuẩn có thể lây lan từ ngoài vào trong. Cũng cần rửa các loại trái cây như dưa hấu hoặc dưa chuột với bàn chải sạch. Cắt bỏ những khu vực bị dập, thâm, lau khô quả bằng khăn giấy hoặc vải sạch.
Tuy nhiên, những kết quả mới nhất này khuyến nghị người dân rửa sạch các dụng cụ làm bếp và sản phẩm là một biện pháp dự phòng cần thiết.
Theo SKĐS/Medicaldaily