Dù là nước xuất khẩu quốc phòng với những sản phẩm hàng đầu thế giới, nhưng Đức vẫn phải phụ thuộc vào vũ khí công nghệ cao do Israel sản xuất.

Trang vpk.name dẫn nguồn tin quân sự Israel cho biết, Bộ Quốc phòng Đức vừa kí với Tập đoàn Aerospace Industries của Issarael hợp đồng trị giá 600 triệu Euro để mua 5 máy bay không người lái (UAV) Heron-TP.

Hợp đồng này được ký kết cũng đồng nghĩa với việc đây là lần đầu tiên Israel đồng ý bán UAV Heron-TP phiên bản được trang bị tên lửa tấn công cho khách hàng nước ngoài.

Để giành được chiến thắng trong gói mua sắm UAV của Đức, Heron-TP đã vượt qua những ứng viên nặng ký khác như UAV Raptor do Loockheed Martin, Boeing, General Dynamic hợp tác nghiên cứu phát triển và UAV Predator của Hãng General Atomics.

images1610637_duc_phu_thuoc_vu_khi_cong_nghe_cao_cua_israel_577c7b3cd769f.jpgUAV Heron do Israel sản xuất.

Theo các điều khoản được ký kết trong hợp đồng, Issrael sẽ bàn giao toàn bộ số UAV này cho Quân đội Đức trước khi kết thúc năm 2018. Được biết, UAV Heron-TP là thương vụ mới nhất của Đức trong gói mua sắm vũ khí từ Israel.

Được biết, tại Triển lãm quân sự Eurosatory-2016, hãng Rheinmetall Defence của Đức đã giới thiệu nguyên mẫu xe chiến đấu bộ binh IFV Lynx thế hệ mới được trang bị vũ khí chủ lực do Israel cung cấp.

Theo đó, IFV Lynx được trang bị mô-đun chiến đấu Lance với pháo bắn nhanh 35mm với đạn xuyên giáp và đạn điều khiển nổ điện tử (chủ động kích nổ đầu đạn theo tính toán của máy ngắm để tăng sát thương nổ phá mảnh).

Ngoài ra, mô-đun chiến đấu này còn được trang bị súng máy 7,62mm điều khiển từ xa và khối phóng 2 đạn tên lửa chống tăng Spike (do Israel sản xuất). Toàn bộ mô-đun chiến đấu đều được ổn định 3 trục bằng hệ thống con lăn cơ điện.

Sau khi mua sắm hàng loạt vũ khí và Không quân được trang bị hệ thống phòng vệ laser phòng vệ so Israel cung cấp, Đức đang rất nỗ lực cho ra đời sản phẩm của riêng mình. Theo trang trang Defense-update, Công ty Rheinmetall và German Bundeswehr của nước này đã thử nghiệm thành công thiết bị laser lắp trên chiến hạm.

Xe chiến đấu thế hệ mới của Đức dùng tên lửa Spike.

Thành công này sẽ mở đường cho việc trang bị vũ khí laser năng lượng cao cho chiến hạm của Hải quân Đức và cho thấy bước tự tiến lớn của Berlin sau khi nước này phải nhập khẩu loại vũ khí công nghệ cao do Israel sản xuất trang bị cho Không quân.

Theo tờ Tấm Gương của Đức, công ty sản xuất vũ khí Elbit Systems của Israel vừa cho biết họ đã cung cấp một hệ thống vũ khí laser chống tên lửa cho các chiến đấu cơ của không quân Đức.

Các hệ thống này đã được trang bị đầu tiên trên máy bay vận tải quân sự Airbus A400M. Bộ Quốc phòng Đức cho biết việc trang bị các thiết bị laser này góp phần đảm bảo tính an toàn hơn cho các máy bay của Đức trước mối đe dọa tên lửa đối phương.

Trong khi đó, đại diện của Elbit Systems, ông Bezhalel Machils cho biết: "Việc hợp tác với Đức nhằm đưa hệ thống laser DIRCM lên máy bay quân sự đã chứng tỏ năng lực của chúng tôi. Tôi nhấn mạnh hệ thống này có thể bảo vệ hiệu quả những mối de dọa từ tên lửa vác vai hay nhiều loại vũ khí phòng không tương tự."

Đại diện của Israel còn nhấn mạnh, hệ thống laser của họ hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn trước sự tấn công của tên lửa vác vai dòng MANPADS - niềm tự hào của quân đội Nga và được phát triển rộng rãi trong biên chế các nước phương Đông, thậm chí là trong tay những tổ chức khủng bố.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN