Đám tang nhạc sĩ Hoàng Vân diễn ra sáng 8/2 tại Hà Nội. Ông qua đời hôm 4/2, hưởng thọ 88 tuổi. Vợ cố nhạc sĩ - bà Ngọc Anh - cùng hai con là nhạc trưởng Lê Phi Phi và con gái Lê Y Linh dìu mẹ lên nhìn cha lần cuối. Các con cùng người nhà liên tục an ủi bà Ngọc Anh rằng ông ra đi thanh thản. Năm 2015, nhạc sĩ Hoàng Vân bệnh nặng. Ông bị viêm phổi cùng một số bệnh tuổi già, phải nằm điều trị gần một tháng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, Hà Nội. Khi đó, nhạc sĩ ở trong tình trạng lúc mê lúc tỉnh và phải thở bằng máy, nhưng vẫn nhận biết con cháu, người thân. Sau đợt ốm nặng, ông bình phục và khỏe mạnh cho đến lúc mất. Vợ cố nhạc sĩ - bà Ngọc Anh - cùng hai con là nhạc trưởng Lê Phi Phi và con gái Lê Y Linh dìu mẹ lên nhìn cha lần cuối. Các con cùng người nhà liên tục an ủi bà Ngọc Anh rằng ông ra đi thanh thản.Năm 2015, nhạc sĩ Hoàng Vân bệnh nặng. Ông bị viêm phổi cùng một số bệnh tuổi già, phải nằm điều trị gần một tháng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, Hà Nội. Khi đó, nhạc sĩ ở trong tình trạng lúc mê lúc tỉnh và phải thở bằng máy, nhưng vẫn nhận biết con cháu, người thân. Sau đợt ốm nặng, ông bình phục và khỏe mạnh cho đến lúc mất. Vợ Hoàng Vân từng làm bác sĩ. Vì quá yêu bà, ông từng lấy bút danh là Y-Na (Yêu Ngọc Anh). Ngày trước, bà Ngọc Anh là thiếu nữ "lá ngọc cành vàng" có nhan sắc nổi tiếng ở Hà Nội. Hoàng Vân từng kể ông chỉ là một người lính nghèo, bố mẹ vợ lại khó tính nên không dám đến chơi nhà. Biết bà Ngọc Anh chơi piano, ông đã phổ nhạc bài thơ của thi sĩ Nguyễn Đình Thi với những ngôn từ tha thiết dành tặng người yêu: "Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh, soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây…” và ký tên Y-Na. Con gái nhạc sĩ Hoàng Vân - chị Lê Y Linh - là tiến sĩ âm nhạc, đang định cư tại Pháp. Chị thẫn thờ nhìn di ảnh của bố. Chồng Lê Y Linh luôn túc trực bên vợ. Nhạc sĩ Hoàng Vân sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình nho học. Ngoài "Hò kéo pháo", ông còn là tác giả của rất nhiều ca khúc nổi tiếng như: "Tôi là người thợ lò, Hà Nội - Huế - Sài Gòn", "Quảng Bình quê ta ơi, "Bài ca giao thông vận tải", "Chào anh giải phóng quân - Chào mùa xuân đại thắng"...