Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy dưa leo có khả năng tiêu diệt và chế ngự sự phát triển của những tế bào ung thư, bên cạnh đó còn có thể trị được bệnh tiểu đường.
Dưa leo không chỉ là thực phẩm ngon miệng thường được dùng trong bữa ăn hàng ngày mà còn nằm trong nhóm những loại rau xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưa leo nhiều chứa kali, vitamin K, C và ít carbohydrate nên được xem là loại rau lý tưởng cho người bị tiểu đường. Gần đây, các kết quả nghiên cứu lại chứng minh được phần lá và trái của dưa có khả năng tiêu diệt, chế ngự sự phát triển của những tế bào ung thư.
Vì sao dưa leo tốt cho người bị ung thư và tiểu đường? Những lý giải dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất.
1.Vị đắng
Vị đắng trong dưa leo được kiểm soát bởi hai loại gene đặc trưng là Bi và Bt. Gene Bi giúp tạo ra vị đắng của các loại cây trồng nói chung và gene Bt mang vị đắng từ trái cây. Theo các kết quả nghiên cứu, gene chịu trách nhiệm tạo ra vị đắng này được cho là có khả năng trị ung thư và tiểu đường.
2.Chất cucurbitacin
Có 9 gene được nhận dạng là những gene tạo nên chất cucurbitacin trong dưa leo, trong đó có hai gene sao chép chịu trách nhiệm chuyển đổi. Chất cucurbitacin là nhân tố đóng góp chính cho khả năng chữa ung thư và tiểu đường của dưa leo.
3.Các chất lignan
Có 3 chất lignan được tìm thấy trong dưa leo, chúng có vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Pinoresinol, một trong những chất lignan, đã được chứng minh về khả năng kiềm chế sự phát triển của những tế bào ung thư bạch cầu.
4.Chất saponin
Saponin trong dưa leo hoạt động như một loại thuốc chữa tiểu đường từ tự nhiên, giúp làm thông thoáng các mô tế bào. Nhờ đó tạo điều kiện để insulin và glycogen xâm nhập vào các tế bào tốt hơn, góp phần hạn chế sự gia tăng lượng đường trong nước tiểu.
Ngoài việc làm rau ăn sống hoặc dùng làm nguyên liệu trong các món ăn khác (xào, nấu canh, trộn gỏi, làm salad, muối chua…), bạn còn có thể ép dưa leo để lấy nước uống.
Theo Phu nu online