P.V:
Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất chủ trương ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng huyện Đô Lương thành thị xã trước năm 2030. Vậy đồng chí cho biết những vấn đề trọng tâm cơ chế chính sách hỗ trợ đó?
 
Đồng chí Phùng Thành Vinh: Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tỉnh đã xác định nhiệm vụ xây dựng và triển khai đề án phát triển huyện Đô Lương trở thành thị xã theo hướng thương mại, dịch vụ vùng Tây Nam Nghệ An là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

bna_pho_moi_o_do_luong_anh_hv485209_2232022.jpegPhố mới ở Đô Lương. Ảnh: H.V
Thực hiện mục tiêu đó, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã xem xét, thông qua nhiều quyết định quan trọng, đó là: Thông qua chủ trương, ban hành về dự thảo và có thông báo về chủ trương ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ huyện Đô Lương thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển đô thị Đô Lương đạt đô thị loại IV, trở thành thị xã theo hướng thương mại, dịch vụ”, trong đó giao “Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để huyện Đô Lương triển khai thực hiện Đề án theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình đã xác định, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định".
Do nguồn kinh phí phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Đô Lương từ ngân sách địa phương của UBND tỉnh giao hàng năm và nguồn thu sử dụng đất phân cấp cho cấp huyện được phân cấp theo Nghị quyết của HĐND tỉnh là khoảng 70 tỷ đồng/năm. Như vậy, từ nguồn này chưa đảm bảo nguồn lực để thực hiện Đề án “Xây dựng đô thị trung tâm huyện Đô Lương đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm tiền đề cho huyện Đô Lương thành thị xã trước năm 2030” theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình.

Lãnh đạo huyện Đô Lương kiểm tra thực hiện quy hoạch trên địa bàn. Ảnh: H.V
Từ thực tiễn đó, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành nghị quyết quy định cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ Đề án “Xây dựng đô thị trung tâm huyện Đô Lương đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm tiền đề cho huyện Đô Lương thành thị xã trước năm 2030”.Lo  Ngày 18/3/2022, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh sau khi xem xét, thảo luận đã thống nhất nội dung trình của UBND tỉnh về việc thực hiện đề án. Theo đó, huyện Đô Lương được hưởng 100% tiền sử dụng đất thu được từ các khu đất quy hoạch với diện tích đất ở khoảng 25,43ha tại thị trấn Đô Lương và các xã Yên Sơn, Văn Sơn, Lạc Sơn để đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm, thiết yếu nhằm xây dựng đô thị trung tâm huyện Đô Lương đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm tiền đề cho huyện Đô Lương thành thị xã trước năm 2030.

Sau khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua, dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện Đề án “Xây dựng đô thị trung tâm huyện Đô Lương đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm tiền đề cho huyện Đô Lương thành thị xã trước năm 2030” sẽ trình HĐND tỉnh vào chương trình kỳ họp thứ 5, dự kiến tổ chức vào ngày 25/3/2022. 
Ban đồ ranh giới nghiên cứu và khu vực nội thị dự kiến của đô thị Đô Lương. Ảnh: TL Thành Duy

P.V: Để huyện Đô Lương thực hiện Đề án theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình đã xác định, thời gian tới Đô Lương sẽ tập trung thực hiện như thế nào?

Đồng chí  Phùng Thành Vinh:Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình đã xác định trong Đề án “Xây dựng đô thị trung tâm huyện Đô Lương đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm tiền đề cho huyện Đô Lương thành thị xã trước năm 2030”, cấp ủy huyện đã chỉ đạo các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, MTTQ - các đoàn thể xây dựng kế hoạch chương trình thực hiện cụ thể, tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:

Tập trung tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng đô thị trung tâm của huyện Đô Lương đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm tiền đề cho huyện Đô Lương trở thành thị xã trước năm 2030. Xác định rõ tư tưởng và trách nhiệm của nhân dân trong việc đồng thuận, ủng hộ cấp ủy, chính quyền trong việc giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện các mục tiêu của Đề án, phát huy ý chí tự lực tự cường, khơi dậy khát vọng của nhân dân Đô Lương trong việc xây dựng quê hương giàu đẹp.

Phát triển hạ tầng ở vùng nông thôn Đô Lương. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Tập trung xây dựng và hoàn thiện quy hoạch chung và các quy hoạch cụ thể theo vùng, theo ngành và lĩnh vực; chú trọng tính khoa học, tính ổn định, bền vững và tính khả thi của các quy hoạch. 


Nỗ lực đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội bảo đảm quy hoạch và lộ trình; xác định rõ các công trình trọng điểm, thiết yếu, tạo động lực phát triển. Trước mắt, tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình giao thông, các công trình ở khi trung tâm hành chính, các công trình hạ tầng về điện, viễn thông và tập trung xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư.

Huyện Đô Lương tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số… nhằm quản lý, vận hành hiệu quả hơn, đáp ứng kịp thời yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư... 

Nhà máy nước Hòa Sơn được đầu tư công nghệ hiện đại đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Thời gian tới, song song với việc xây dựng khu trung tâm, huyện tập trung xây dựng huyện nông thôn mới và các xã nông thôn mới nâng cao theo định hướng các tiêu chí toàn huyện trở thành thị xã (hiện nay huyện Đô Lương có 32 xã và 1 thị trấn, khi trở thành thị xã thì chỉ còn 24 đơn vị hành chính là 12 phường, 12 xã, giảm 9 đơn vị hành chính cấp xã).
Tập trung cao trong việc huy động nguồn lực cho việc thực hiện Đề án. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của con người và điều kiện tự nhiên của Đô Lương là chính; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành cấp tỉnh, sự ủng hộ, phối hợp của các đơn vị bạn theo phương châm “khơi trong, hút ngoài” nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

P.V:Xin cảm ơn đồng chí!