bna_15858841_432020.jpgĐền Vạn Lộc được xây dựng vào thời Lê, là một công trình kiến trúc cổ kính, quy mô, thờ Thái úy Quận công Nguyễn Sư Hồi (1444 -1506) - con trai trưởng của Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí. Ông là người có công lớn trong việc hộ quốc an dân, đánh đuổi giặc thù, khai cơ lập ấp, lập nên làng Vạn Lộc (phường Nghi Tân ngày nay). Ảnh: Huy Thư
Đến tham quan chiêm bái đền Vạn Lộc, du khách không khỏi ngạc nhiên khi thấy cây bàng cổ thụ ở phía sau, bên trái đền, mặc dù rỗng ruột, nhưng vẫn sống, xanh tươi, kiên cường trong nắng gió. Ảnh: Huy Thư
Bà Đinh Thị Oanh (72 tuổi) thành viên Ban quản lý đền cho biết: Ngày xưa vùng này gọi là Trại Bàng vì có rất nhiều bàng. Cây bàng cổ thụ trong đền đã có từ lâu đời, cách nay mấy trăm năm. Khoảng vài chục năm trở lại nay thì nó bị rỗng ruột, dưới gốc bị hở 1 lối lớn. Cây cao khoảng 12 m, chu vi gốc cây nơi lớn nhất khoảng hơn 4m. Ảnh: Huy Thư
Ông Lê Minh Châu (73 tuổi) thành viên Ban quản lý lâu năm của đền Vạn Lộc cho biết thêm: Trước đây, trong khuôn viên đền có nhiều cây bàng cổ thụ, nhưng nay do chỉ còn 1 cây duy nhất. Cây bàng này từng bị các trận bão lớn đánh gãy hết nhánh, lâu dần trong thân chính của cây (khoảng 7m) bị mục, rỗng từ dưới lên trên, nhưng kỳ diệu thay, hàng chục năm qua, cây vẫn sống, xanh tươi, mỗi năm còn mọc thêm nhiều cành mới. Trong ảnh: Đứng trong thân cây nhìn lên, cây bàng như một cái ống gỗ khô "khủng". Ảnh: Huy Thư
Bên trong gốc cây bàng khá rộng, phía dưới có rất nhiều đất, gạch, ngói, lá cây…Ảnh: Huy Thư
Gốc bàng có “sức chứa” khoảng 4 - 5 người, nhiều du khách đến đây thường thích thú đứng trong gốc cây cổ thụ để chụp ảnh. Ảnh: Huy Thư
Phần dưới thân cây bàng, ngoài 1 kẽ hở bằng thân người, còn có nhiều u bạnh, lồi, lõm và nhiều lỗ thủng lớn. Ảnh: Huy Thư
Mặc dù bị rỗng ruột, nhưng cây bàng cổ thụ vẫn vươn lên xanh tốt, nhiều cành bàng non vẫn đâm ra tua tủa, khẳng định sức sống mãnh liệt mỗi độ Xuân về. Ảnh: Huy Thư
Ngoài cây bàng cổ thụ rỗng ruột hàng trăm năm tuổi, tại đền Vạn Lộc còn có 1 tấm bia đá cổ hơn 350 năm tuổi, 4 mặt khắc đầy chữ Hán nói về thân thế, sự nghiệp của Thái úy Quận công Nguyễn Sư Hồi. Ảnh: Huy Thư
Trong các điện thờ của đền còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ kính, quý hiếm, như ngai thờ, song kiếm, bát bửu, lư hương... Đền Vạn Lộc là 1 trong 3 di tích của thị xã Cửa Lò được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: Huy Thư