Thủ tướng sẽ cho phép kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp nhà nước.

Trang điện tử của Bộ Tư pháp mới đây đã đăng tải toàn bộ các tài liệu liên quan tới một bản dự thảo Nghị định của Bộ Quốc phòng nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức thẩm định Tờ trình ban hành Dự thảo  Nghị định này.

Đó là Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh quân trang, quân dụng; vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Dự thảo Nghị định trên của Bộ Quốc phòng ghi rõ, Thủ tướng sẽ giao nhiệm vụ, chấp thuận cho phép kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

image_2992937.jpgViệt Nam tự phát triển pháo tự hành trong điều kiện ngân sách eo hẹp và có khả năng sẽ kinh doanh quân trang. Ảnh minh họa

Về thẩm quyền, điều 6 dự thảo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ, chấp thuận cho phép kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ, chấp thuận cho phép kinh doanh phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Quyết định phê duyệt hợp đồng, đặt hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch đấu thầu mua sắm hoặc văn bản chấp thuận cho phép sản xuất quân trang, quân dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Dự thảo cũng đưa ra hàng loạt điều kiện mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh như: Có kế hoạch mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hoặc việc mua, bán, nhập khẩu vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phải căn cứ vào nhu cầu, mục đích sử dụng phục vụ quốc phòng, an ninh.

Việc này cũng đảm bảo tuân thủ các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia ký kết, thoả thuận quốc tế giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài.

Đáng chú ý, Điều 9 thuộc Dự thảo Nghị định này quy định điều kiện đối với một doanh nghiệp muốn vũ khí: Doanh nghiệp có vốn điều lệ của năm trước liền kề tối thiểu là 100 tỷ đồng hoặc doanh thu của năm trước liền kề tối thiểu là 300 tỷ đồng hoặc "tình hình tài chính lành mạnh, không nợ thuế Nhà nước trong 3 năm liên tiếp gần nhất".

Công ty đồng thời có nhà xưởng sản xuất, nhà kho và các khu vực phụ trợ phải được thiết kế xây dựng đủ diện tích bố trí thiết bị dây chuyền sản xuất, cất giữ và phương tiện, thiết bị bảo quản quân trang…

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên, doanh nghiệp muốn kinh doanh quân dụng phải có vốn điều lệ tối thiểu là 45 tỷ đồng; có hợp đồng giữa doanh nghiệp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bảo đảm bí mật thông tin theo quy định.

Về phương thức “đấu thầu”, Bộ Quốc phòng đề xuất hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu do việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất quân trang, vũ khí quân dụng trang thiết bị chuyên dùng cho quân sự, công an thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước (số lượng, tính năng kỹ, chiến thuật).

“Việc đề xuất chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế là phù hợp với các quy định tại Điều 21 và Điều 22 Luật đấu thầu”- Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN