Đến nay, nhiều chương trình quốc gia hỗ trợ phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa lớn cũng như thực hiện chương trình phát triển KT- XH bền vững của địa phương. Vai trò của đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển KT-XH và giảm nghèo bền vững ngày càng cao.
Mặc dù nguồn kinh phí bố trí cho xây dựng và nhân rộng các mô hình, dự án về KHCN còn hạn chế, nhưng đến nay, Nghệ An đã xây dựng được nhiều mô hình, đề tài, dự án KHCN ở địa bàn miền núi khá hiệu quả; đã có nhiều mô hình ứng dụng, chuyển giao KHCN phù hợp điều kiện thực tế và trình độ phát triển của từng vùng miền, địa phương.
Phát biểu tại buổi làm việc, bên cạnh ghi nhận những kết quả đã đạt được, đồng chí Nguyễn Như Khôi cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại như việc nhân rộng mô hình còn hạn chế; quy hoạch để phát triển kinh tế nông nghiệp ở miền núi chưa rõ...Các vùng nguyên liệu tập trung ở miền núi đang bị giảm khá mạnh; liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản còn yếu…
Các chương trình cần căn cứ vào chiến lược phát triển và gắn với vai trò chỉ đạo của chính quyền cấp địa phương, nếu không “cán bộ về Vinh dự án cũng về theo”.
Trong lựa chọn và thực hiện mô hình, cần kiên trì theo định hướng ban đầu một cách hợp lý, chọn sản phẩm tập trung, không dàn trải trên cơ sở lợi thế từng địa phương./.