(Baonghean.vn)- Đình Trụ Thạch thuộc xóm 6 xã Lý Thành là một trong những di tích lịch sử cấp tỉnh và là công trình tiêu biểu trên mảnh đất Yên Thành giàu truyền thống cách mạng. Tuy nhiên, trải qua biến thiên của lịch sử, thời gian, đến nay ngôi đình đã thực sự xuống cấp...

images1496218_1.jpgĐình Trụ Thạch thuộc huyện Yên Thành, cách thành phố Vinh khoảng 70km về phía Tây Bắc. Đình được nhân dân làng Trụ Thạch, xã Lý Thành xây dựng từ thời Nguyễn, là nơi hợp tự, phối thờ Thành hoàng- Cao Sơn, Cao Các và Bạch Y công chúa, cũng là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa của làng người dân nơi đây. Di tích gồm 2 nhà, bố cục kiến trúc kiểu "chuôi vồ", theo trình tự từ ngoài vào di tích gồm có: cổng, sân, bái đình, hậu cung...
Đình Trụ Thạch còn là trụ sở làm việc của Ty Tài chính tỉnh Nghệ An từ năm 1965 - 1972. Đây cũng là căn cứ địa của phong trào Cần Vương tổng Vân Tụ, điển hình là cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh Nguyễn Lĩnh Ngợi. Trong cách mạng tháng Tám, nhân dân làng Trụ Thạch treo cờ đỏ sao vàng trước đình, nghe Quân lệnh số 1 rồi kéo về các ngả lật đổ chế độ thực dân – phong kiến. Trong kháng chiến chống Mỹ, đình Trụ Thạch là trạm giao liên quản quân đoàn 1 – Bộ Quốc phòng, là hậu cứ, điểm dừng chân của một số đơn vị thuộc Sư đoàn bộ 320, 305, Sư đoàn 10… Hiện nay biển đề tên di tích xiêu vẹo, không còn rõ chữ.
Đình Trụ Thạch có kiến trúc cổ, mái đình lợp ngói âm dương, giữa bờ nóc đắp đôi rồng chầu vào hình tượng hổ phù đội mặt trời... Tuy nhiên, đến nay đã xuống cấp, sứt mẻ không thể nhận ra).
Ở các điểm nối tiếp giữa các vì kèo, kẻ, cổ ghé, tam oai, ván nong, phần tiếp giáp các xà, hạ, xà nách được chạm trổ tinh xảo với lỗi cách điệu hoa sen, hoa cúc, vân mây, long ẩn vân, chim phượng cách điệu… tạo nên bức tranh tổng thể giàu tính nghệ thuật cho ngôi đình.
Tuy nhiên, tiếc thay những chi tiết hoa văn tinh xảo đó hiện sót lại không nhiều, bởi phần đa đã bị mối ăn.
Hiện nay di tích chỉ còn 11 hiện vật bằng nhiều chất liệu như: đá, gốm, sứ, gỗ, giấy dó...Trong ảnh là văn bia bằng đá xanh nguyên khối. Bia gồm 3 phần: đế, thân và trán bia. Mặt trước bia khắc ghi về ngày, tháng thành lập Văn hội, Văn từ làng Trụ Thạch, trình tự các khoa thi và những người đỗ đạt được nhân dân ngưỡng vọng, tôn thờ… Mặt sau ghi ngày tạo dựng bia, người soạn văn, ghi lại nội dung bia ký do cử nhân Nguyễn Bưu, tri huyện Tiên Du soạn và cử nhân Trần Đăng Thiểm ghi. Phía trên trán bia khắc chìm đề tài “lưỡng long tranh châu” với những đường nét chạm khắc tinh xảo.
Nâng đỡ toàn bộ khung và hệ mái bái đình là hệ thống các cột gỗ được đặt trên chân tảng vuông bằng đá xanh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cột đã bị mối mọt, xiêu vẹo).
Nền móng đình nhiều chỗ đã bị bong hỏng và trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho chuột bọ... và người dân địa phương đang mong chờ ban ngành, chính quyền các cấp quan tâm để "cứu" công trình giàu ý nghĩa văn hóa lịch sử này.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                    Đặng Nguyễn

TIN LIÊN QUAN