Thận ứ nước hầu hết là do hệ thống dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn làm cho đài thận, bể thận, niệu quản dãn, dẫn đến kích thước thận to hơn bình thường.
 
images1200050_2.jpg

Nếu để bệnh diễn tiến lâu dài, chức năng thận bị suy giảm, không phục hồi dẫn đến suy thận.

Thận ứ nước vì nhịn tiểu
 
Chị Xuân Tuyền, 38 tuổi, tiểu thương buôn bán quần áo. Do sạp hàng khá xa so với nhà vệ sinh trong chợ nên chị thường xuyên "nhịn" tiểu. Chỉ khi không chịu được nữa, chị mới chạy đi "giải quyết". Trong một lần khám sức khỏe tổng quát và siêu âm bụng, chị được phát hiện thận ứ nước.
 
Chị Võ Ngọc Bích, 29 tuổi, nhân viên văn phòng cũng có thói quen nhịn tiểu. Gần đây chị hay đau mỏi, căng tức ở hông. Cơn đau chỉ xuất hiện vài phút nhưng quặn thắt, khiến chị vã mồ hôi. 
 
Trước khi đi khám, chị luôn nghĩ, do ngồi nhiều nên đau lưng là chuyện bình thường. Chị đi châm cứu, hốt thuốc Bắc, thuốc Nam về uống, nhưng cơn đau vẫn xuất hiện liên tục, mỗi tuần hai-ba lần. Mới đây, đến bệnh viện kiểm tra, mới hay thận của chị bị ứ nước độ II.
 
Trong khi đó, anh Công Trí, 39 tuổi cho biết, gần đây anh không có nhu cầu đi tiểu như người khác. Thậm chí dù có uống bia, số lần đi tiểu của anh cũng rất ít so với các "chiến hữu". Theo bác sĩ, vì có sỏi niệu quản anh bị tắc niệu quản, nước tiểu khó xuống bàng quang.
 
Nước tiểu bị tắc nghẽn
 
TS.BS Nguyễn Bách, BV Thống Nhất, TPHCM cho biết một số nguyên nhân thường gặp gây tắc nghẽn đường tiết niệu là sỏi thận, niệu quản; niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ sỏi thận trước đó; niệu đạo hẹp do viêm nhiễm; sỏi bàng quang; bướu tiền liệt tuyến ở đàn ông; các khối u đường tiết niệu; các khối u vùng bụng chèn vào hệ tiết niệu; sa tử cung; phụ nữ mang thai; các bệnh lý gây rối loạn chức năng bàng quang… cũng làm thận ứ nước. Bệnh cũng có thể xảy ra ở trẻ em hoặc ở một số trẻ mắc dị tật bẩm sinh như hẹp khúc nối bể thận niệu quản, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, van niệu đạo sau.
 
Một vài triệu chứng của thận ứ nước thường gặp: đau mỏi, tức hông, đau nhất ở vùng thắt lưng do thận bị căng dãn; đau bụng do sỏi thận di chuyển xuống niệu quản, cọ xát gây đau; bụng trướng, nước tiểu tăng, hơn hai lít/ngày. Nếu tắc bàng quang do các khối u, hẹp niệu đạo thì dòng nước tiểu bị yếu, tia bé, ngắt quãng, nhỏ giọt, ngập ngừng… 
 
Nếu kết hợp với viêm bàng quang thì tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu đục, đôi khi có máu. Nếu có sỏi niệu đạo thì khi tiểu bị đau ở quy đầu.Trong khi đó, với trường hợp rối loạn chức năng bàng quang, tiểu có cảm giác không hết, tiểu nhiều lần.
 
Tuy nhiên theo TS.BS Nguyễn Bách, các dấu hiệu này rất mơ hồ. Trường hợp thận ứ nước mạn tính, thận đã dãn to trong thời gian dài, bệnh nhân (BN) hầu như không có triệu chứng gì. Nhiều trường hợp có triệu chứng rõ ràng nhưng đa số BN đều tự mua thuốc về uống.
 
90% trường hợp chỉ phát hiện tình cờ do siêu âm hoặc khám sức khỏe định kỳ, lúc này thận đã dãn to. Một số trường hợp đài bể thận, ống thận dãn và chứa đầy nước tiểu, nếu chỉ thông qua siêu âm bụng, kết quả đôi khi có thể không chính xác.
 
Trong những trường hợp nhẹ, 80% tự khỏi, không cần can thiệp phẫu thuật. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn, sự ứ nước trong đài bể thận làm tăng áp lực cầu thận, mức lọc cầu thận giảm. 
 
Sự suy giảm này có thể phục hồi nếu can thiệp kịp thời, nhưng nếu kéo dài, tổn thương thận sẽ không phục hồi và cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận. Một số trường hợp thận ứ nước nhưng bị nhiễm khuẩn (vệ sinh vùng kín không kỹ, bệnh lây lan qua đường tình dục), chuyển thành thận ứ mủ, có khi quả thận chỉ còn là một bọc mủ.
 
Loại bỏ yếu tố gây tắc
 
Theo TS.BS Nguyễn Bách, thận ứ nước là một bệnh lý có thể điều trị được.
 
Nếu đường kính trước, sau của thận 5mm,>
 
Nếu đường kính thận 10-15mm, tương đương thận ứ nước ở độ I-II. Sau khi đánh giá chức năng thận, phân tích nước tiểu, BN được theo dõi tiến triển qua siêu âm ba tháng/lần để kịp thời phát hiện khi xảy ra nhiễm trùng tiểu. Cần xác định nguyên nhân gây trướng nước để có biện pháp can thiệp.
 
Khi thận ứ nước độ III-IV, BN cần làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân, điều trị kịp thời để tránh biến chứng suy thận. Nếu nguyên nhân do sỏi niệu quản thì phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi bằng laser; còn do hẹp niệu quản, cần làm phẫu thuật nội soi nong ống niệu quản để thông đường tiểu; loại bỏ các khối u gây tắc nghẽn niệu quản. Sau điều trị, có khoảng 90% BN cải thiện mức độ ứ thận và xấp xỉ 40% BN trở về bình thường.
 
Để phòng bệnh này, cần uống nhiều nước, khoảng 8-10 ly nước mỗi ngày, giảm ăn mặn, ăn nhiều rau quả, hạn chế uống các loại vitamin C kéo dài nếu trong nước tiểu đã có tinh thể oxalate (yếu tố hình thành sỏi), ăn uống thực phẩm chứa canxi vừa phải. 
 
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Khi mắc tiểu cần đi ngay, không nên nín tiểu quá lâu. Cần vệ sinh vùng kín kỹ và siêu âm mỗi năm một lần để đánh giá tình trạng của thận.
 
Theo Alobacsi.vn