Một số tín hiệu từ thai nhi dưới đây sẽ cho người mẹ biết rằng con đang bị thiếu oxy.
1. Những nguyên nhân chính có thể khiến thai bị thiếu oxy
- Mẹ bị thiếu máu là nguyên nhân chủ yếu khiến thai nhi bị thiếu oxy. Bên cạnh đó, một vài nguyên nhân khác như khi mang thai người mẹ bị tăng huyết áp, nhiễm độc khí carbon monoxide, nhiễm trùng cấp tính… cũng khiến đứa bé trong bụng bị thiếu oxy.
- Nhau thai bị chặn hoặc quá ngắn, bị thắt nút, rối loạn chức năng nhau thai cũng sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy.
- Thai nhi bị mắc bệnh tim bẩm sinh, xuất huyến nội, dị tật thai nhi..
Ngoài những nguyên nhân trên thì việc thai cầm, nắm quá chặt một đoạn dây rốn hay việc bà mẹ ở trong môi trường thiếu oxy khi mang thai cũng có thể khiến thai bị thiếu oxy.
Tùy theo mức độ thiếu oxy sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi như: nhẹ cân, sinh non, suy dinh dưỡng… hoặc nặng hơn sẽ chậm phát triển.
- Thai chuyển động bất thường
Thai nhi nằm trong bụng khi cảm thấy khó chịu sẽ có những biểu hiện lạ. Ví dụ, thai sẽ máy hoặc đạp nhiều hơn.
Chuyển động của thai nhi là một hoạt động sinh lý bình thường của bào thai, những cảm nhận của thai nhi có thể thấy được trong thai kỳ ở khoảng 18 đến 20 tuần. Tùy thuộc vào điều kiện khác nhau, bào thai có thể chuyển động mạnh yếu khác nhau.
Thông thường, trong môi trường yên tĩnh thì bào thai chuyển động nhẹ nhàng, còn trong một số không gian kích thích thì chuyển động mạnh và nhanh hơn.
Tuy nhien, bất cứ sự thay đổi nào của thai như chuyển động ít hơn hoặc nhanh hơn một cách bất thường, đó đều là những dấu hiệu lạ mà người mẹ cần phải lưu ý. Ví dụ thai cử động ít hơn 10 lần /12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ, đó là dấu hiệu rất có thể thai đã bị thiếu oxy.
- Nhịp tim thai bất thường
Khi ở tình trạng bình thường, nhịp tim thai sẽ dao động từ 120 đến 160 lần/ phút. Nếu thấy nhịp tim thai không ở tình trạng trên, tức là đập nhanh hơn hoặc chậm hơn thì đây là dấu hiệu để người mẹ nhận biết rằng con đang bị thiếu oxy.
- Thai tăng trưởng chậm trong tử cung
Chiều cao tử cung có thể được theo dõi để xác định kích thước của thai nhi là bình thường. Ở thai kỳ 21 - 34 tuần, bề cao tử cung phát triển nhanh hơn một chút. Sau tuần 34 tăng trưởng chậm lại. Nếu tốc độ tăng trưởng ít hơn đáng kể so với các tiêu chí quy định thì nên nghi ngờ thai tăng trưởng chậm phát triển.
Trước tiên, ngươi mẹ cần tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này bằng việc đi khám để loại trừ khả năng dị tật thai nhi. Sau đó, các thai phụ nên có thời gian nghỉ ngơi, nằm nghiêng về bên trái để tạo điều kiện cung cấp máu cho thai nhi.
Việc bổ sung một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thai, thai được cung cấp đủ oxy, giảm thiểu tình trạng bị ngạt. Việc tăng cường theo dõi thai là rất quan trọng, bởi vì em bé nằm trong bụng khi bị thiếu oxy có thể bị ngạt bất cứ khi nào, có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài những dấu hiệu trên, việc người mẹ bị mắc bệnh hen khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng thai bị thiếu oxy. Nếu cơn hen ở người mẹ xuất hiện với mật độ dày thì việc thiếu oxy sẽ xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu, thậm chí là tử vong cả mẹ lẫn con nếu không xử lý kịp thời.