Giải bắn súng quân đội các nước ASEAN năm nay, đội tuyển Lào và Indonesia đều sử dụng chung một dòng súng trường tấn công có lai lịch khá đặc biệt.
Theo đó tranh tài tại các nội dung thi súng trường tấn công dành cho cả nam lẫn nữ đội tuyển Lào đã sử dụng những khẩu súng trường tấn công do nước này tự mang đến như các đội tuyển khác tham dự giải, và điểm khiến mẫu súng trường tấn công này trở nên đặc biệt là nó do một quốc gia Đông Nam Á chế tạo. Nguồn ảnh: AARM Và tại AARM năm nay, đội tuyển Lào tiếp tục sử dụng mẫu súng trường tấn công Pindad SS2-V1 mẫu súng gắn bó với các xạ thủ Lào trong các lần tham dự AARM gần đây. Vậy những khẩu SS2-V1 của Lào có nguồn gốc từ đâu?. Trong ảnh là một xạ thủ Lào với khẩu SS2-V1 tại AARM 2017. Nguồn ảnh: AARM. Pindad SS2-V1 một trong những biến thể đầu tiên của dòng súng trường tấn công Pindad SS2 do công ty PT Pindad của Indonesia thiết kế và chế tạo dành cho các lực lượng vũ trang của Indonesia cũng như một số thị trường xuất khẩu và Lào là một trong những khách hàng hiếm hoi của mẫu súng này. Nguồn ảnh: AARM. Trước đó vào năm 2014, từng có thông tin Lào đặt mua số lượng nhỏ (khoảng 70 khẩu) súng trường tấn công Pindad SS1 tiền thân của Pindad SS2 từ Indonesia tuy nhiên dựa trên hình ảnh tại AARM 2017 cho thấy họ còn sở hữu cả Pindad SS2 mà cụ thể là biến thể Pindad SS2-V1. Nguồn ảnh: AARM Cũng tại AARM 2017, đội tuyển Indonesia cũng sử dụng mẫu súng trường tấn công Pindad SS2 tuy nhiên lại là biến thể Pindad SS2-V4 với một số cải tiến nhất định so với phiên bản trước đó. Trong ảnh là một xạ thủ Indonesia với Pindad SS2-V4 tại AARM 2017. Nguồn ảnh: AARM. Và tại AARM 2017, Pindad SS2-V4 đang mang về cho đội tuyển Indonesia một số thành tích nhất định, nhất là nội dung súng trường dành cho nam. Nguồn ảnh: AARM Quay lại với Pindad SS2, mẫu súng trường tấn công Indonesia này được PT Pindad phát triển nhằm thay thế cho người tiền nhiệm Pindad SS1 nhanh chóng lỗi thời chỉ sau hơn 10 năm sử dụng và được Quân đội Indonesia đưa vào trang bị hàng loạt từ năm 2006 với nhiều biến thể khác nhau. Nguồn ảnh: Pinterest Về thiết kế Pindad SS2 có trọng lượng chiến đấu khoảng 4.2kg đã bao gồm đạn, chiều dài tiêu chuẩn của súng là 990mm và 740mm khi gấp báng. Chiều dài nòng cơ sở của các biến thể Pindad SS2 ở mức 460mm và chỉ có các biệt với Pindad SS2-V5 (biến thể carbine) là 252mm. Nguồn ảnh: Wartainfo Pindad SS2 được thiết kế để dử dụng mẫu đạn tiêu chuẩn 5.56x45mm của NATO, sử dụng kiểu hộp tiếp đạn STANAG tiêu chuẩn 30 viên. Về thiết kế tổng thể trông Pindad SS2 khá giống các biến thể của súng trường tấn công M16 của Mỹ nhưng thực ra nó có nguồn gốc từ mẫu súng trường tấn công FN FNC của Bỉ. Nguồn ảnh: Merdeka Về cơ chế hoạt động Pindad SS2 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén, khóa nòng xoay với cơ chế trích khí dài, thanh truyền động ở phía trên nòng súng. Súng có tầm bắn hiệu quả khoảng 500 mét với tốc độ bắn khoảng 650 viên/phút. Nguồn ảnh: Kumpulan Hiện tại dù Pindad SS2 được phát triển thành khá nhiều biến thể khác nhau nhưng nhìn chung chúng vẫn giữa nguyên thiết kế tiêu chuẩn chung của Pindad SS2-V1. Điểm nổi bật của các biến thể Pindad SS2 mới chính việc chúng được trang bị thêm các thanh rail tích hợp thiết bị hổ trợ và thay đổi thiết kế ốp tay cầm phía trước, bên cạnh đó vật liệu chế tạo súng cũng được thay đổi. Nguồn ảnh: blogspot.com Về tổng quan Pindad SS2 được đánh giá là một mẫu súng trường tấn công khá tốt nhưng vẫn chưa thực sự thân thiện với người sử dụng, bên cạnh đó khả năng hoạt động của súng vẫn chưa thật sự hiệu quả trên thực địa và độ tin cậy thấp. Chính vì lý do này Quân đội Indonesia chỉ đưa vào trang bị hạn chế Pindad SS2 khoảng 40.000 khẩu. Nguồn ảnh: militerhankam.com Theo Kienthuc