TẬP THỂ

1. Chi bộ bản Pà Kỉm (Đảng bộ xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong)

Tên mô hình: Chi bộ 05 năm liền đạt trong sạch vững mạnh; 23 năm không có cặp vợ chồng sinh con thứ 3.

Chi bộ bản Pà Kỉm đã luôn tiếp thu đầy đủ nội dung Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và triển khai thực hiện có hiệu quả. Chi bộ 5 năm liền đạt trong sạch vững mạnh; 23 năm không có cặp vợ chồng sinh con thứ 3. Được tặng Giấy khen đạt thành tích trong 4 năm "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; tặng giấy khen 22 năm liên tục không sinh con thứ 3 trở lên. Tỉnh ủy tặng Bằng khen Chi bộ TSVM tiêu biểu 5 năm liền giai đoạn 2011 - 2015.

bna_image_1434460_1452020.jpgMột góc của bản Pà Kỉm, xã Hạnh Dịch huyện Quế Phong. Ảnh: Thanh Lê

2. Đảng ủy xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn)

Tên mô hình: Phong trào toàn dân mở đường đi vào bản Thà Lạng và các khu sản xuất chăn nuôi.

Đảng ủy xã Mường Lống tổ chức họp bàn và ra nghị quyết và kế hoạch lãnh đạo phát động toàn dân mở thành công đường vào bản Thà Lạng dài 3,5km; hơn 15km đường vào khu sản xuất chăn nuôi các bản Mường Lống 1 + 2, Sà Lầy, Tham Lực, Tham Hốc, Tham Hang, Xám Xúm và Huồi Khun. Huy động công sức và tiền trong nhân dân mua xi măng, cát, sỏi, đổ bê tông những tuyến đường xói lở như đường Thà Lạng - Mường Lống 1 hơn 100m; bản Mường Lống 2 được 300m đường bê tông và 02 sân bóng chuyền.

Bản Trung Tâm, xã Mường Lống (Kỳ Sơn). Ảnh tư liệu: PV

Tên mô hình: Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh nông thôn, đấu tranh đẩy lùi nạn ma túy trên địa bàn, nhất là bản Xám Xúm.

Chỉ đạo và trực tiếp khảo sát nắm chắc tình hình địa bàn nhất là những trọng điểm nóng về vấn nạn ma túy như Xám Xúm, Mường Lống 2, Sà Lầy, Long Kèo,.. Cùng người dân và cơ sở thôn bản xây dựng quy ước bản làng (dịch ra tiếng Mông) ban hành Quy ước, khẩu hiệu, biếm họa về tác hại của ma túy đồng thời tổ chức tuyên truyền về tác hại của ma túy bằng hình ảnh trực tiếp. Kết quả: Đến nay tình hình ở bản Xám Xúm đã cơ bản ổn định, đời sống người bình yên, no ấm.

3. Tập thể cán bộ, hội viên Hội LHPN huyện Nghi Lộc

Tên mô hình: "Tiết kiệm để nâng cao chất lượng cuộc sống và hỗ trợ phụ nữ nghèo".

Chọn một chi hội chỉ đạo làm điểm dưới hình thức "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm" và "Hũ gạo tiết kiệm" và sau đó nhân ra diện rộng trên toàn huyện. Đến nay phong trào được duy trì ở 289 chi hội. Bình quân mỗi năm tiết kiệm từ 500 - 800 triệu đồng, để hỗ trợ cho những gia đình hội viên khó khăn mua con giống, mua bảo hiểm y tế và tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó.

Tên mô hình: "Mái ấm tình thương" và  hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo bền vững (theo tiêu chí đa chiều). 

Trong 3 năm qua các cấp Hội đã vận động hỗ trợ xây dựng mới và tu sửa 34 mái ấm với tổng số tiền 911 triệu đồng (xây mới 29 mái, tu sửa 05 mái). Qua các hoạt động Hội đã hỗ trợ 739 hộ thoát nghèo (theo tiêu chí đa chiều), trong đó có 167 hộ phụ nữ làm chủ thoát nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 1,18%.

Trao gạo cho hộ nghèo từ mô hình Hũ gạo tiết kiệm. Ảnh: Hội PN Nghi Lộc

Tên mô hình: Phong trào "Nhân đạo, từ thiện".

Vận động hội viên phụ nữ trong toàn huyện ủng hộ với tinh thần "Lá lành đùm lá rách"; trao con giống và quà. Bình quân mỗi năm các cấp Hội đã trao tặng trên 500 suất quà với số tiền gần 300 triệu đồng cho các hội viên, trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Tên mô hình: “Đảm nhận con nuôi".

Được triển khai đầu năm 2019, Đến nay, toàn huyện đã đảm nhận nuôi 19 cháu với mức hỗ trợ 3 - 5 triệu đồng/năm, thời gian hỗ trợ từ 3 - 5 năm.

Tên mô hình: "Biến rác thải thành sản phẩm có ích".

Hội viên tự phân loại rác tại nhà, thu gom hàng ngàn kg phế liệu, bán được trên 220 triệu đồng, trao tặng 81 thẻ BHYT, tặng 1.800 con giống, trao 250 suất quà, tặng gần 1.500 làn xinh, hơn 800 thùng rác văn minh... Trao tặng thiết chế văn hóa xóm như bục nói chuyện, ghế nhựa, ghế đá và các phần quà khác với tổng giá trị gần 50 triệu đồng.

Tên mô hình: “Nồi cháo nhân ái", “Cơm ấm tình người".

Tổ chức 15 đợt tại Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc, Bệnh viện Phổi Nghệ An với gần 5.000 suất cháo, cơm trị giá gần 100 triệu đồng cho các bệnh nhân già, neo đơn, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn điều trị nội trú tại Bệnh viện.

4. Đồn Biên phòng Môn Sơn (huyện Con Cuông)

Tên mô hình: "Trồng rau sạch, kết hợp chăn nuôi".

Từ năm 2018 đến nay, đơn vị đã hỗ trợ 02 hộ gia đình 02 con bò, 03 con lợn, 04 con dê và 75 ngày công tu sửa chuồng trại chăn nuôi, thu hoạch ngô, lúa, qua đó giúp mỗi hộ gia đình hàng năm có thu nhập từ 15-20 triệu đồng, góp phần ổn định cuộc sống.

Đồn Biên phòng Môn Sơn cùng kiểm lâm Vườn Quốc gia Pù Mát, chính quyền địa phương hỗ trợ 22 hộ dân tộc người Đan Lai ở bản Cò Phạt và bản Búng, xã Môn Sơn (Con Cuông) di dời sang nơi ở mới. Ảnh tư liệu: Thành Cường

Tên mô hình: Vận động giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng địa bàn Biên phòng vững mạnh.

Từ giữa năm 2018 đến nay, đơn vị đã trực tiếp vận động các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm ủng hộ trên 440 triệu đồng, 06 ti vi, 10 xe đạp, 60 con dê, 02 tấn quần áo (mới và đã qua sử dụng), tặng các hộ nghèo; học sinh người Đan Lai tại khu nội trú trường THCS Môn Sơn và giúp đỡ kinh phí để duy trì hoạt động 03 CLB phụ nữ "Vì chủ quyền ANBG".

5. Đảng bộ xã Kỳ Tân (huyện Tân Kỳ)

Tên mô hình: “Xây dựng đoàn kết lương - giáo phát triển kinh tế - xã hội”.

11/11 xóm thực hiện giải phóng mặt bằng làm đường giao thông nông thôn với chiều dài 20.066 m, trong đó nhân dân 2 xóm giáo (xóm 3 và xóm 4 Tân Sơn) hiến gần 30.000 m2 đất vườn, 6.650 m dài và hàng ngàn cây có giá trị. Với tinh thần đoàn kết lương giáo, người dân trong xã đã tự nguyện hiến đất nông nghiệp theo Nghị định 64 với 1,8ha để mở tuyến đường mới với chiều dài 980m nối từ đường 15B đến đường Hồ Chí Minh rộng 11m. Trong đó, linh mục Ngô Văn Hậu đã huy động các nguồn lực, làm được 750 m đường bê tông. Xã đã vận động xã hội hóa xây dựng con đường hoa Đại đoàn kết có hệ thống điện chiếu sáng hai bên của 2 xóm 3, 4 với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. Đời sống vật chất, tinh thần nhân dân ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ giàu, khá tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,2%. Đảng bộ xã 10 năm liền đạt TSVM.

Tuyến đường bê tông rộng 11m, 4 làn đường tại xã Kỳ Tân. Ảnh tư liệu: Phương Thảo

6. Khu dân cư Thuận Mỹ (xóm Đồng Thuận, xã Nam Cát, huyện Nam Đàn)

Tên mô hình: Xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu  giai đoạn 2019-2020.

Năm 2019, khu dân cư Thuận Mỹ đã huy động gần 1,5 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng; trong đó, xã hỗ trợ 400 triệu đồng, nhân dân đóng góp hơn 1 tỷ đồng (Bình quân mỗi hộ góp 7,1 triệu đồng). Làm mới 2,5 km đường giao thông, 1,5 km mương tiêu dân sinh, 1km mương tiêu nội đồng; cải tạo nâng cấp nhà văn hóa xóm, đóng góp xây dựng thiết chế văn hóa xóm, sân bóng chuyền, các cụm bóng chiếu sáng thể thao, điện sáng xóm, thay thế bàn ghế, tivi, loa máy, xây dựng đường hoa, bàn ghế đá.

Xã Nam Cát, Nam Đàn. Ảnh tư liệu: Thu Huyền

7. BTV Đảng ủy xã Hồng Thành (huyện Yên Thành)

Tên mô hình: Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII)

Là đơn vị làm sớm nhất huyện việc thực hiện sáp nhập xóm theo Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), từ 13 xóm còn 7 xóm.

Một góc xã Hồng Thành (Yên Thành). Ảnh tư liệu: Quang An

8. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phường Nghi Thủy (Thị xã Cửa Lò)

Tên mô hình: Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; tham gia phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Phát huy vai trò gương mẫu đi đầu của các đồng chí Ủy viên BCH Đoàn phường, huy động sự tham gia hưởng ứng tích cực của đoàn viên, thanh niên bằng những hành động thiết thực. Đã làm sạch hàng trăm mét đường, hàng chục khối rác thải, cây cỏ, treo hơn 600 băng rôn, áp phích, tổ chức 10 chương trình “Hãy làm sạch biển”, huy động hơn 30 triệu đồng để tặng quà cho các xã nghèo miền Tây Nghệ An. 

Các đoàn viên phường Nghi Thủy (TX. Cửa Lò) dọn rác dọc bờ biển. Ảnh: Đoàn phường Nghi Thủy

9. Nhóm "Thiện nguyện Thiện Tâm Quỳ Hợp" (Thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp)

Tên mô hình: Chia sẻ yêu thương, chung tay giúp đỡ người nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Nhóm đã tiến hành tìm hiểu các hoàn cảnh, các cá nhân, gia đình cần sự giúp đỡ và tổ chức kêu gọi những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội. Đến nay, Nhóm đã quyên góp được 1.150.000.000đ. Năm 2019, hành trình chia sẻ yêu thương của nhóm đã thực hiện được 15 chương trình thiện nguyện, trong đó có 11 chương trình được thực hiện tại huyện Quỳ Hợp. Tổng số tiền vận động quyên góp được 600 triệu đồng. Vận động quyên góp Phát khẩu trang miễn phí phòng dịch Corona.

Nhóm thiện nguyệnThiện Tâm Quỳ Hợp bàn giao "Nhà tình thương" cho gia đình anh Trương Văn Bảy. Ảnh tư liệu: Phan Giang

10. Đảng ủy Quân sự huyện Nghĩa Đàn

Tên mô hình: “Ngày nghỉ, giờ nghỉ vì dân”.

Thành lập tổ công tác không kể giờ nghỉ, ngày nghỉ đi xuống các xã, thị trấn lắng nghe, tiếp thu những vướng mắc của nhân dân liên quan đến các chế độ 62, 142, 49. Xuống cơ sở tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Giúp nhân dân làm đường xây dựng Nông thôn mới. Cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Nghĩa Đàn cùng dân quân tự vệ hỗ trợ ngày công lao động làm đường bê tông liên xóm. Ảnh: Minh Thái

11. Đảng bộ Tổng Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An

Tên mô hình: Chương trình “Đồng hành cùng nhà nông - Đầu tư cho nông dân vay ứng vật tư phân bón hỗ trợ 100% lãi suất ”

Thông qua Hội Nông dân, Hợp tác xã để ký hợp đồng đầu tư cung ứng cho nông dân vay ứng vật tư phân bón (hàng năm trên 50.000 tấn), giống hỗ trợ 100% lãi suất từ đầu vụ cho đến khi thu hoạch. Người nông dân không cần có tài sản thế chấp.

Hội thảo giống lúa mới của Tổng Công ty CP Vật tư NN Nghệ An ở huyện Nam Đàn. Ảnh tư liệu: Trân Châu

Tên mô hình: “Nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.

Nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng từ năm 1996, đến nay đã nhận phụng dưỡng 14 mẹ và có 5 mẹ còn sống; Mẹ nữ Liệt sỹ thanh niên xung phong Truông Bồn (tổng số Mẹ nhận phụng dưỡng từ năm 2008 là 02 mẹ, đến nay 01 Mẹ còn sống).

Tên mô hình: Phong trào “Mỗi tổ chức một cá nhân gắn liền với một địa chỉ nhân đạo”.

Hỗ trợ 9 bếp ăn tình thương và 54 địa chỉ nhân đạo trên địa bàn tỉnh (được thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019). Hỗ trợ bệnh nhân nghèo; trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa.

12. Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải

Tên mô hình: “Áp dụng phần mềm tin học vào hoạt động quản lý, xử lý công việc và giải quyết Thủ tục hành chính”.

Sở Giao thông Vận tải là đơn vị có nhiều sáng kiến trong công tác Cải cách hành chính. Nhiều Thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa, giảm thời gian giải quyết; tiếp nhận, trả kết quả giải quyết 58 thủ tục hành chính/85 thủ tục hành chính của Sở Giao thông Vận tải qua bưu điện.

Ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Giao thông Vận tải. Ảnh tư liệu: Thanh Lê

Hiện nay, tất cả 85 Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông Vận tải đều được công bố trên Cổng thông tin của Sở đạt 100% mức độ dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; có 28 Thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết ở dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

13. Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An

Tên mô hình: Đóng góp xuất sắc trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19.

Có nhiều cách làm trong công tác tuyên truyền, vận động, tiếp nhận, phân bổ tiền, hàng ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Với tổng số tiền hơn 71 tỷ đồng (tiền mặt gần 51 tỷ đồng, hàng quy đổi hơn 20 tỷ đồng), đứng thứ 3 cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội). Đặc biệt có nhiều sáng tạo, hiệu quả, có sức lan tỏa lớn trong hỗ trợ hộ khó khăn do bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An bàn giao 6,5 tỷ đồng (đợt 1) từ nguồn ủng hộ xã hội cho ngành Y tế Nghệ An. Ảnh tư liệu: Nguyên Nguyên

14. Bộ CHQS tỉnh Nghệ An

Tên mô hình: Đóng góp xuất sắc trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19..

Tiếp nhận cách ly 7.994 công dân (02 người nước ngoài), trong đó: Cách ly tập trung tuyến tỉnh quản lý: 1.883 công dân. Nhận và phân bổ số tiền và vật chất ủng hộ, đóng góp tại các khu vực cách ly là: 12.288.965.400 đồng, trong đó: tiền mặt: 7.071.822.900 đồng; hiện vật: 5.217.142.500 đồng. Hỗ trợ nước bạn Lào trang thiết bị, vật tư y tế và các vật chất, nhu yếu phẩm khác trị giá gần 1,8 tỷ đồng. Điều động 01 ô tô tải, 50 ô tô khách các loại, 10 xe cứu thương, 35 máy phun thuốc khử khuẩn và một số vật chất khác phục vụ công tác phòng chống dịch. Mua và cấp phát khẩu trang cho toàn bộ cán bộ, chiến sỹ trong LLVT tỉnh (10 cái/người).

Chiến sỹ LLVT tỉnh làm nhiệm vụ tại khu vực cách ly. Ảnh tư liệu: Thành Cường

15. Phòng Nghiệp vụ Y (Sở Y tế)

Tên mô hình: Đóng góp xuất sắc trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19.

Tham mưu cho lãnh đạo ngành chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 ngay từ khi xuất hiện dịch. Cập nhật tình hình dịch bệnh, chuẩn bị nội dung các cuộc họp, giao ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh, ngành. Tổ chức chống dịch, không để bị động khi phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh xâm nhập vào tỉnh. 

Các y, bác sỹ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho các công dân. Ảnh tư liệu

16. Phòng Hậu cần (Công an tỉnh)

Tên mô hình: Đóng góp xuất sắc trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19.

Có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đại tá Hồ Văn Tứ - Phó Giám đốc Công an tỉnh trao thưởng cho các tập thể, cá nhân Phòng Hậu cần vì có nhiều thành tích trong công tác năm 2019. Ảnh minh họa: Mai Hậu

CÁ NHÂN

1. Cựu Chiến binh Nguyễn Doãn Đức - khối 10, Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương

Là hộ kinh doanh sản xuất giỏi của Hội doanh nhân CCB tỉnh Nghệ An. Năm 2017, ông ủng hộ “Nghĩa tình đồng đội 30 triệu đồng, ủng hộ tết người nghèo 15 triệu đồng. Năm 2018, ủng hộ “Nghĩa tình đồng đội” 30 triệu đồng, tết người nghèo 10 triệu đồng, ủng hộ đường GTNT 30 triệu đồng. Năm 2019, ủng hộ nhà “Nghĩa tình đồng đội” 15 triệu đồng, “Tết vì người nghèo” 20 triệu đồng.

2. Cụ bà Nguyễn Thị Phượng - xóm 5, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn

Cụ bà Nguyễn Thị Phượng có 8 người con đều thành đạt. Hàng năm, cụ dành số tiền báo hiếu phụng dưỡng của các con để giúp đỡ  và động viên những gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Trong 2 năm, 2017 - 2018, cụ đã dành 160 triệu đồng để làm từ thiện và xây dựng nông thôn mới. Năm 2019, cụ cùng các con trao 103 suất quà trị giá 64 triệu đồng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

3. Thiếu úy Lương Văn Thắng - Cán bộ Công an huyện Quế Phong

Trong cơn bão số 4 ngày 30/8/2019, đồng chí đã lao mình xuống sông Nậm Giải thuộc khu vực hạ lưu đập thủy điện Bản Cốc (xã Châu Kim, Quế Phong) giải cứu thành công 4 người bị mắc kẹt gần 2 ngày giữa dòng nước lũ. Đồng chí được tặng thưởng Huân chương dũng cảm và Tỉnh đoàn tôn vinh 10 gương mặt đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2019.

4. Ông Nguyễn Công Bằng - Khối Hợp Quang, Thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp 

Doanh nghiệp "Thiện Tâm" (ông Nguyễn Công Bằng làm giám đốc) đã phối hợp với Trung tâm khuyến công và Liên minh HTX Nghệ An, mở lớp dạy nghề về điêu khắc và tiện đá mỹ nghệ miễn phí cho hơn 30 lao động phổ thông tại địa phương. Cơ sở đã đào tạo nghề cho gần 100 lao động, trong đó có 5 người là con em gia đình chính sách, 7 người tàn tật và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số.

5. Ông Lương Văn Thơm - Bí thư Chi bộ bản Bông, xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu

Phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu để quần chúng nhân dân noi theo, chấp hành tốt quy ước, hương ước của địa phương. Chỉ đạo xây dựng thành công bản NTM tại bản Bông 1 năm 2018; năm 2019 sau khi sáp nhập bản Bông 2 và bản Bông 1 thành bản Bông, bản thân ông Thơm cùng chi bộ bản tiếp tục nỗ lực cùng nhân dân xây dựng thành công bản NTM bản Bông.

Ông Lương Văn Thơm bên trang trại hỗn hợp cam và mía của gia đình. Ảnh: Thanh Lê

6. Bà Võ Thị Thiều Hoa - Trường THCS Tam Quang, huyện Tương Dương 

Liên tục từ năm 2015-2019 có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp (cấp tỉnh 9 em, cấp huyện 34 em). Đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chu kỳ 2016-2020, nhiều năm là giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Đạt sáng kiến kinh nghiệm bậc 4 (cấp tỉnh năm 2019); Có 5 sáng kiến công nhận cấp huyện. Đạt giải Khuyến khích cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” của Bộ GD&ĐT năm 2019. Được bổ nhiệm vào chức danh Giáo viên trung học cơ sở hạng 1 vào tháng 1 năm 2019.

7. Trung tá Cao Thanh Sâm - Bí thư Chi bộ, Nguyên Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thành phố Vinh, nay là Trưởng Công an phường Vinh Tân, TP Vinh 

Chỉ đạo và trực tiếp tham gia đấu tranh, bắt giữ trên 400 vụ án phạm tội về ma túy và các loại tội phạm khác, bắt giữ 500 đối tượng phạm tội, trong đó triệt phá nhiều chuyên án phạm tội về ma túy liên tỉnh, xuyên quốc gia. Từ 2016-2018, Thủ tướng Chính phủ tặng 01 Bằng khen, Bộ trưởng Bộ Công an tặng 05 Bằng khen, Chủ tịch UBND tỉnh tặng 06 Bằng khen...

8. Ông Vừ Vả Chống - Hội viên Hội CCB xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

Hiện nay trong vườn gia đình đã trồng được hơn 7 nghìn cây pơ mu, sa mu với diện tích hơn 10ha và đang tiếp tục trồng thêm, cho thu nhập bình quân 3 triệu đồng/cây x 7 nghìn cây = 21 tỷ đồng vào thời điểm hiện tại. Thu nhập từ trâu bò khoảng 40 - 45 triệu đồng/năm, chè 45-50 triệu đồng/năm, bo bo 40 triệu đồng/ năm, tổng từ 120 - 130 triệu đồng/năm.

Ông Vừ Vả Chống chăm sóc vườn cây của gia đình. Ảnh: Thanh Lê

9. Ông Nguyễn Trung Đức - Chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo xứ Bén Đén xã Diễn Kỷ, Diễn Châu 

Với cương vị là người đứng đầu, Chủ tịch HĐMV giáo xứ Bén Đén, ông luôn gương mẫu đi đầu trong công tác đoàn kết lương giáo với những phong trào tốt đời đẹp đạo, sống phúc âm trong lòng dân tộc. Tuyên truyền, vận động bà con giáo dân nghiêm túc thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước. Luôn đồng hành, chung tay với chính quyền địa phương xã Diễn Kỷ trong việc xây dựng Nông thôn mới, vận động bà con giáo dân hiến đất, góp ngày công, góp tiền để mở đường, đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn, xây dựng đường cờ, đường hoa…

10. Em Đậu Huy Minh - Học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, thành phố Vinh

Đậu Huy Minh là học sinh toàn diện khi nhiều năm liên tục là học sinh giỏi xuất sắc và đạt nhiều giải cao từ bật tiểu học đến THPT. Dù là học sinh chuyên tin lớp 12A2 nhưng em lại có duyên với nhiều giải thưởng về tư tưởng, chính trị: Giải Nhất cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2019 toàn quốc; giải Ba cuộc thi chung kết tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia gồm: 700.000 thí sinh đến từ 67 tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc và thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài tham gia, như Nga, Hungary, Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Đức, Pháp, Ba Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào…) và nhiều giải thưởng, huy chương tại các cuộc thi Olympia Tiếng Anh, Olimpic Toán học qua mạng, Tin học trẻ không chuyên toàn tỉnh (giải Nhì) và 2 giải đặc biệt Cuộc thi "An toàn giao thông học đường" do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức.

Em Đậu Huy Minh nhận được Bằng khen của UBND tỉnh và giấy khen của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về thành tích cao trong cuộc thi “Tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam” dành cho thanh thiếu niên Việt Nam năm 2019. Ảnh: Thanh Quỳnh

11. Bác sỹ Nguyễn Văn Khởi - Chủ tịch HĐTV Bí thư Chi bộ, Giám đốc BVĐK Quang Khởi, phường Quỳnh Thiện, TX.Hoàng Mai

Đã tổ chức nhiều hoạt động khám và phát thuốc miễn phí cho người nghèo trên địa bàn thị xã; Khám sàng lọc các bệnh học đường miễn phí cho các cháu học sinh từ mầm non đến THCS với số lượng hơn 4.000 cháu. Tổ chức thường niên hoạt động “Chủ nhật trao yêu thương”, chi phí cho các hoạt động từ thiện cộng đồng hằng năm từ 300 - 400 triệu đồng.

12. Bà Nguyễn Thị Phố Giang - Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Nghệ Tĩnh

Để thực hiện nội dung này, đồng chí đã cùng tập thể Đảng ủy, Ban lãnh đạo Cục phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng vùng kho an toàn làm chủ, xây dựng cơ quan xanh- sạch- đẹp, bảo quản hàng hóa an toàn, xuất- nhập đúng tiến độ, đảm bảo thời gian; kịp thời các hoạt động xuất, nhập hàng cứu trợ, làm tốt công tác bảo quản hàng hóa. Xây dựng Đảng bộ Cục trong sạch vững mạnh.

13. Ông Nguyễn Tất Hùng -Ủy viên BTV Huyện đoàn Đô Lương 

Vận động cán bộ, lãnh đạo và các nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí để trao các suất quà hàng tháng. Vận động cán bộ, ĐVTN, giáo viên Tổng phụ trách Đội, anh chị em nghệ sỹ trên địa bàn huyện và TP Vinh để tổ chức các đêm nhạc thiện nguyện nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Số tiền đã vận động được là 3.236.800.000 đồng trao tận tay cho 369 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đô Lương.

Nhóm “Đô Lương - Chia sẻ yêu thương”cùng Đoàn xã Đặng Sơn trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà nhân ái. Ảnh tư liệu: Ngọc Phương

14. Lê Đình Thành - Trung úy QNCN, nhân viên Quân khí, Đồn BP CKQT  Nậm Cắn, BĐBP tỉnh Nghệ An

Thường xuyên tuần tra, kiểm soát, chốt chặn trên biên giới, phát hiện và ngăn chặn kịp thời 5 trường hợp người Việt Nam lao động tại Lào vượt biên giới trái phép. Tuyên truyền, vận động, giải thích, yêu cầu và dẫn giải về Trạm CKQT Nậm Cắn, tiến hành đo thân nhiệt, kê khai y tế và đưa đi cách ly tập trung theo quy định. Xác định tốt vai trò trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao và tham gia phòng, chống dịch Covid -19. Quyết định hoãn ngày cưới vợ (đã định ngày 25/3/2020 AL) để cùng đồng chí, đồng đội làm tốt công tác tuần tra, kiểm soát, chốt chặn trên biên giới, phòng chống dịch Covid -19. Đồng chí đã được biểu dương trên phương tiện thông tin đại chúng (VTV1, VTV3, kênh QPVN, báo Quân đội nhân dân, báo Biên phòng); được Bộ Tư lệnh BĐBP tặng Bằng khen.