Trên nền khủng hoảng quy mô lớn trong quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ, trong chương trình nghị sự của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa khơi lên chủ đề đóng cửa căn cứ không quân ở Incirlik vốn dành cho sự hiện diện của binh lính Mỹ và các đồng minh NATO, ví dụ như Đức.
Đối với xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, bước đi này thể hiện là một trong những phản ứng hiệu quả nhất đáp trả biện pháp trừng phạt mà Washington áp đặt trong quan hệ với Ankara.
Hiện nay, bản thân các binh sĩ Mỹ không dám rời khỏi địa bàn căn cứ vì sợ hứng chịu phản ứng tiêu cực từ phía các cư dân địa phương Incirlik, trong khu vực bố trí căn cứ quân sự cùng tên. Dân số nơi này gồm khoảng 40.000 người.
Không phải đến bây giờ mới là lần đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ vang lên lời hô hào đòi đóng cửa Incirlik.
Chẳng hạn, làn sóng các cuộc biểu tình mạnh mẽ chống lại hoạt động của cơ sở này đã dâng lên sau khi cộng đồng địa phương thấy rõ rằng trong mưu toan đảo chính ngày 15 tháng 7 năm 2016 chính từ căn cứ ở Incirlik đã có máy bay tiếp nhiên liệu cất cánh lên không trung, tiếp dầu cho máy bay F-16 mà phe đảo chính sử dụng.
Cư dân địa phương cũng như đại diện khu vực của các đảng chính trị khác nhau trong tỉnh Adana của Thổ Nhĩ Kỳ (nơi bố trí căn cứ) đều gay gắt chỉ trích hành động của Washington trong quan hệ với Washington và yêu cầu lập tức đóng cửa căn cứ Incirlik, giải tán nhóm quân nhân NATO đóng tại đó để đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ.
Một người dân làng Incirlik là ông Abuzer Tuncer tuyên bố rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump chắc là phát điên, khi quyết định chọn Thổ Nhĩ Kỳ làm mục tiêu cho các cuộc tấn công.
Mỹ đã phát động chiến tranh chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và toàn bộ nền kinh tế thế giới. Washington không muốn Ankara lãnh đạo đất nước phát triển và thịnh vượng. Trên thực tế, họ là kẻ thù chính của nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Washington không giao cho Ankara những vũ khí mà nước này trả tiền mua cho họ, trong khi đó lại cấp vũ khí cho kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ là các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG). Đồng thời Mỹ cũng thật vô lý và ngang ngược khi chống lại việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 từ Nga.