"Trong tình huống này, câu hỏi chỉ có một - phải chăng Hoa Kỳ sẽ ra lệnh cho Ukraine thực hiện các thỏa thuận Minsk, hay là họ sẽ phán cứ tiếp tục mô phỏng quá trình thực hiện văn kiện" - chuyên gia Bondarenko nhận định.
Như quan điểm của nhà khoa học chính trị này, khả năng Biden sẽ quyết tâm đến đâu trong việc đòi Ukraine thực hiện các thỏa thuận là tùy thuộc vào kết quả ông ta xoay sở ra sao để làm dịu tình huống căng thẳng với Putin.
Theo kết quả của hội nghị thượng đỉnh song phương, Washington có thể đặt ra cho Kiev thời hạn thực hiện các thỏa thuận - nhà chính trị học nói tiếp.
"Sẽ là cơn ác mộng đối với chính quyền Ukraine, nếu như Washington bắt đầu buộc Kiev tuân thủ các thỏa thuận Minsk" - ông Bondarenko nhấn mạnh.
Đồng thời, chuyên gia Bondarenko nói thêm rằng, nếu Ukraina buộc phải thực hiện các thỏa thuận Minsk như hình thức hiện tại, có thể Kiev sẽ thiết lập liên hệ chặt chẽ hơn với Anh và "phớt lờ lập trường của Hoa Kỳ", thực hiện những bước đi theo ý London chứ không phải là Washington, cũng như sẽ tạo ra các khối khu vực, chẳng hạn với phần tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Tuy nhiên, trong bất kỳ tình huống nào và theo bất kỳ kịch bản nào, chờ đợi chúng ta là số phận của một quốc gia phi chủ quyền, bị thao túng vì lợi ích của những "cầu thủ" lớn. Để không bị sai khiến, điều khiển, chúng ta cần tự mình trở nên hùng mạnh và trưởng thành - chuyên gia Ukraine kết luận.
Các thỏa thuận Minsk được xây dựng trong quá trình đàm phán tại Minsk giữa ông Vladimir Putin và cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu lãnh đạo Ukraine Piotr Poroshenko, văn kiện ký kết ngày 5 tháng 9 năm 2014, sau đó có bổ sung thêm vào ngày 12 tháng 2 năm 2015.